Cuối năm, tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng nhái có xu hướng gia tăng với thủ đoạn ngày càng tinh vi, nhiều vụ việc bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ. Hiện, các lực lượng chức năng đang đẩy mạnh đấu tranh dịp trước, trong và sau Tết.
Buôn lậu, vận chuyển pháo tăng đột biến
Thời gian gần đây, lực lượng chức năng liên tục phát hiện, triệt phá nhiều đường dây vận chuyển pháo lậu trái phép từ Trung Quốc, Camphuchia vào Việt Nam. Điển hình như ở Nghệ An, cơ quan chức năng bắt nhiều vụ vận chuyển pháo chỉ trong thời gian ngắn. Cụ thể, ngày 28/11/2021, tại xã Diễn Kim (Diễn Châu, Nghệ An), Đội Kiểm soát hải quan, Cục Hải quan tỉnh Nghệ An chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng bắt quả tang 2 đối tượng là Nguyễn Văn Kiên và Nguyễn Văn Thể, ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) về hành vi vận chuyển hàng cấm, thu giữ 200 kg pháo nổ.
Chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An liên tục bắt nhiều vụ vận chuyển pháo lậu.
Ngày 14/11/2021, Công an tỉnh Nghệ An Bắt giữ 11 đối tượng trong đường dây buôn bán hơn 2,4 tấn pháo từ Quảng Trị về Nghệ An tiêu thụ. Trước đó, lực lượng Cục Hải quan và Quản lý thị trường cũng bắt gần 100kg pháo các loại.
Do tiếp giáp với Trung Quốc nên Lào Cai trở thành điểm nóng trong việc vận chuyển, tiêu thụ pháo những dịp gần Tết. Đầu tháng 8/2021, Công an huyện Mường Khương (Lào Cai) đã phát hiện 2 đối tượng sử dụng xe ô tô bán tải hiệu Ford Ranger, biển kiểm soát 24C - 11231 vận chuyển trái phép 518 kg pháo hoa nổ. Gần đây, ngày 19/11, Công Lào Cai đã triệt phá thành công chuyên án, bắt quả tang 6 đối tượng đang có hành vi tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép pháo nổ với trọng lượng gần 500 kg pháo nổ.
Là một trong những điểm nóng về vận chuyển trái phép pháo nổ, tại tỉnh Gia Lai, các đối tượng người Campuchia vận chuyển pháo ra sát biên giới, sau đó móc nối với các đối tượng người Việt Nam để bán. Thủ đoạn của các đối tượng là trà trộn trong số người dân đi làm nương rẫy, thuê người dân làm nương rẫy trên khu vực biên giới để vận chuyển đưa vào nội địa tiêu thụ.
Ngày 24/11/2021, tại khu vực biên giới bờ sông Sê San, xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai lực lượng chức năng phát hiện xe 1 ô tô có dấu hiện nghi vấn liền ra hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm tra. Khi phát hiện lực lượng chức năng, 2 đối tượng trên xe đã mở cửa xe bỏ chạy trốn xuống bờ sông, lực lượng đã nhanh chóng tổ chức truy đuổi, khống chế, bắt giữ 2 đối tượng cùng tang vật, phương tiện vi phạm. Tang vật thu giữ tại hiện trường gồm 950 kg là pháo các loại.
Qua các vụ việc trên có thể thấy, càng gần những ngày cuối năm tình hình buôn lậu pháp ngày càng gia tăng. Dự báo, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép pháo nổ từ nước ngoài qua các tuyến biên giới, cửa khẩu, vùng biển về nội địa Việt Nam sẽ có những diễn biến phức tạp hơn trong thời gian Tết Nguyên đán, gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Đẩy mạnh đấu tranh với pháo lậu
Theo đánh giá của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép pháo ngày càng tinh vi. Nắm bắt được các lực lượng chức năng thường tăng cường, kiểm soát vào dịp cuối năm, nhằm đối phó, các đối tượng đã đẩy thời gian vận chuyển lên sớm hơn…
Không để hình thành các điểm nóng về mua-bán, vận chuyển pháo nổ, đặc biệt là thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2022, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, lực lượng chức năng và địa phương tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm biện pháp đấu tranh chống lại hành vi buôn bán trái phép pháo nổ.
Theo đó, các Ban Chỉ đạo 398, chủ động nắm tình hình, tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc về buôn lậu, mua - bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo nổ trên địa bàn các tỉnh, thành phố, nhất là trên các địa bàn, tuyến biên giới, cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, vùng biển phía Bắc và các tuyến đường giao thông từ khu vực biên giới, cửa khẩu, vùng biển vào các địa bàn nội địa.
Tăng cường kiểm soát tại các khu vực cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không và các đường mòn, lối mở, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới, các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại, đại lý, cửa hàng tạp hóa...; phân công rõ trách nhiệm quản lý, kiểm soát địa bàn cho từng cơ quan chức năng thuộc địa phương và của trung ương đóng tại địa bàn; kiểm soát các hành vi lợi dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, mua, bán online, mạng xã hội để kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Cùng với đó, tăng thời lượng tuyên truyền, phát động phong trào toàn dân tham gia phát hiện, tố giác, không bao che, tiếp tay cho buôn lậu, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo nổ, kiểm điểm mạnh những tập thể, cá nhân vi phạm hoặc để tình trạng buôn lậu, mua-bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo nổ phức tạp, kéo dài và không có biện pháp xử lý hiệu quả.
Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã ký ban hành Kế hoạch 119/KH-BCĐ389 về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Trong kế hoạch giao, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia giao Ban Chỉ đạo 138/BCA Bộ Công an kịp thời phát hiện, triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, hàng giả. Cụ thể, Ban Chỉ đạo 138/BCA Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an toàn quốc triển khai đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt là các loại mặt hàng liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; các nhóm mặt hàng tiêu dùng phục vụ Tết Nguyên đán như pháo, thực phẩm, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, hoa quả…; mặt hàng thiết yếu phục vụ các ngành sản xuất như xăng dầu, thép, linh kiện điện tử…
Ban Chỉ đạo 389 các địa phương chỉ đạo các sở, ngành, lực lượng chức năng bảo đảm cung cấp đủ nguồn hàng hóa tiêu dùng đạt chất lượng cho nhân dân; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý hành vi sản xuất, buôn bán hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng và các hành vi vi phạm về niêm yết giá; chú ý đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, các mặt hàng tiêu dùng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 như thực phẩm, gia súc, gia cầm, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, hoa quả, hàng điện tử, mỹ phẩm, thời trang cao cấp…
Đặc biệt, đối với các tỉnh như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang… cần tăng cường tuần tra, kiểm soát, phối hợp giữa các lực lượng chức năng trên các tuyến biên giới. Đối với các tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ… chỉ đạo các lực lượng nắm chắc tình hình, tăng cường kiểm tra, không để phát sinh các kho, điểm trung chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Với nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao vào dịp cuối năm, dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng diễn biến phức tạp trở lại trên tất cả các tuyến, lĩnh vực, địa bàn, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Để chủ động kiểm soát tình hình, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu các cơ quan chức năng chủ động nắm chắc diễn biến tình hình, tăng cường trao đổi, cung cấp thông tin, phối hợp kiểm tra, kiểm soát, bắt giữ, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; góp phần bảo đảm bình ổn giá, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.