Hơn 3 tháng nay, người dân xã Tân Nhựt (Bình Chánh - TP. Hồ Chí Minh) phải đối mặt với nguy hiểm rình rập khi qua sông bằng thuyền nhỏ vì xà lan đã đâm sập cầu Cái Tâm.
Cầu Cái Tâm dài gần 50m, rộng 3m, được xây dựng vào năm 2008 với kinh phí khoảng 3 tỷ đồng; trong đó, nhà nước đầu tư 1,5 tỷ đồng, còn lại do nhân dân đóng góp. Rạng sáng 12/7, chiếc tàu kéo theo xà lan số hiệu LA 03671 do ông Trần Văn Trung (ngụ quận 4, TP. Hồ Chí Minh) điều khiển lưu thông trên sông Chợ Đệm (hướng từ cầu Bình Điền về bãi cát Thạch Trung, huyện Bình Chánh), khi đến khu vực lòng sông thuộc xã Tân Nhựt, xà lan này đã va vào cầu Cái Tâm và kéo sập cầu. Tuy không gây thiệt hại về người nhưng cây cầu nối giữa ấp 4 và ấp 6, xã Tân Nhựt đã sập, đồng nghĩa với việc người dân trong vùng phải đối mặt với nguy cơ tai nạn tiềm ẩn khi phải qua sông bằng thuyền nhỏ, nhất là trong thời điểm nước sông chảy mạnh như những tháng gần đây.
Cầu Cái Tâm nay chỉ là đống sắt thép nằm ngổn ngang.
Từ khi cây cầu sập, hàng ngày, anh Lê Công Tài (ngụ ấp 4, xã Tân Nhựt) phải sắp xếp thời gian chèo thuyền đưa con gái học lớp 2 của mình đi học. Thuyền của anh rất nhỏ, được làm bằng chất liệu composite, chỉ chở được 2-3 người. Do thuyền nhỏ và mỏng nên anh phải kẹp thêm hai ống nhựa PVC cho thuyền vững, có thể nổi lên để qua sông. Lúc trước còn cầu, con anh đi học không cần ai đưa rước. Từ khi cầu gãy anh phải bỏ việc để đưa rước con đi học sáng chiều. Chị Phạm Thị Phương Mai, Tổ trưởng tổ 1, ấp 4, chia sẻ: “Từ ngày cầu Cái Tâm bị tông gãy, bà con đi lại khó khăn, tình hình buôn bán của nhiều hộ dân trong ấp cũng ế ẩm”.
Hàng ngày, anh Lê Công Tài rất khó khăn khi chèo thuyền đưa con gái đi học.
Có mặt tại cầu Cái Tâm, chúng tôi nhận thấy cây cầu hiện tại chỉ là đống sắt chất cao ngay tại chân cầu. Trụ cầu xiêu vẹo còn nằm ở giữa dòng sông. Ông Phạm Văn Lũy, Chủ tịch UBND xã Tân Nhựt, cho biết: Sau khi vụ việc xảy ra, UBND xã đã phối hợp với các cơ quan chức năng, ban ngành giải quyết vụ việc. Chủ của chiếc xà lan cũng đã đền bù cho chính quyền địa phương 1,5 tỷ đồng. Nhưng xã muốn xây dựng lại một cây cầu đúc bằng bê tông trị giá khoảng 29 tỷ đồng để đảm bảo an toàn cho người dân khi đi lại nên số tiền đền bù không đủ xây dựng.
Với tình hình không có vốn đầu tư, chính quyền xã Tân Nhựt cũng không biết tới khi nào người dân mới có cầu sang sông. Theo ông Lũy, hiện đang là mùa nước nổi, đi lại bằng thuyền rất nguy hiểm nên người dân muốn ra khỏi ấp 4, xã Tân Nhựt để vào các quận, huyện trung tâm thành phố phải đi vòng con đường dọc hai bên đường dẫn lên đường cao tốc Trung Lương, mất nhiều thời gian và công sức, chưa kể con đường này đã xuống cấp trầm trọng. Do đó, xã đã kiến nghị Khu quản lý giao thông đô thị số 4 sớm đầu tư hai đường dẫn để người dân đi lại thuận tiện.
Văn Thảo - Văn Giúp
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.