Mặc dù chỉ là đơn vị phân phối, nhưng Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ (Cen Land - công ty con của Cen Group) lại tự nhận mình và Dabaco Group là chủ đầu tư dự án Vườn Sen Bắc Ninh (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) để câu khách hàng.
Khi khách hàng bức xúc đòi lại tiền đặt cọc, Cenland vẫn khất lần chưa trả lại.
“Nhập nhèm” pháp nhân
Phản ánh đến Kinh tế nông thôn, bà Nguyễn Hồng Hạnh, ở quận Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội, cho biết, bà bị Cen Land lừa dối trong quá trình mua 8 lô nhà phố (shophouse) thuộc dự án Khu trung tâm thể tao, trường học, các công trình công cộng và khu đô thị (dự án Vườn Sen Bắc Ninh) tại phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) do Công ty TNHH Nam Hồng (Công ty Nam Hồng) làm chủ đầu tư.
Theo bà Hạnh, đầu tháng 5/2019, dự án Vườn Sen Bắc Ninh được Cenland quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tại hội nghị triển khai bán hàng ngày 20/5/2019, ông Nguyễn Đức Chính, Giám đốc dự án của Cen Land khẳng định, dự án này đã được Cen Land và Công ty CP tập đoàn Dabaco Việt Nam (Dabaco Group) mua lại từ Công ty Nam Hồng.
Do tin tưởng Cen Land và Dabaco là hai doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực bất động sản, ngày 22/5, bà quyết định đặt cọc 08 lô nhà phố (shophouse). Mỗi lô đặt cọc 100 triệu đồng, ký thoả thuận trực tiếp với Cen Group. Sau đó đóng tiếp 2 đợt, mỗi đợt 15%, tổng là 30% giá trị đất, tương đương gần 12 tỷ đồng, đóng trực tiếp cho Cen Land. Đến đợt 3, Cen Group yêu cầu đóng tiếp 70% còn lại giá trị hợp đồng.
Tuy nhiên, khi đến trụ sở làm việc của Cen Land trên đường Nguyễn Ngọc Vũ, bà Hạnh mới “ngã ngửa”, Cen Land và Dabaco không phải là chủ đầu tư mà chỉ là sàn giao dịch, môi giới và làm hình ảnh.
“Tôi vô cùng bất ngờ vì thông tin Cen Land là đơn vị môi giới, điều này khác biệt hoàn toàn với các nhân viên môi giới của Cen Land tư vấn. Tôi dừng nộp tiền và yêu cầu làm rõ chủ đầu tư dự án Vườn Sen Bắc Ninh là ai? Việc ai là chủ đầu tư, chủ sở hữu rất quan trọng, quyết định đến việc thực hiện dự án có đúng tiến độ, quy định pháp luật, quyền lợi nhà đầu tư…”, bà Hạnh nói
Trước sự mập mờ về chủ đầu tư dự án, bà Hạnh đã yêu cầu làm rõ về pháp lý và hoàn trả lại số tiền đã đóng, nhưng từ tháng 9/2019 đến nay vẫn chưa được Cen Land giải quyết theo yêu cầu.
Bà Hạnh bức xúc: “Họ khất lần khất lượt, năm hôm, bẩy hôm, nửa tháng..., nhưng đến nay vẫn chưa trả một đồng nào”.
Trao đổi với báo chí về vấn đề này, đại diện Cen Land cho biết, hiện đơn vị đang thương lượng với khách hàng. Do dịch bệnh không bán được hàng, trong khi nhiều khách hàng yêu cầu xử lý nên công ty phải giải quyết từng trường hợp.
Chủ đầu tư nợ thuế 21 tỷ, rao bán nhà trái phép
KĐT Vườn Sen là dự án xây dựng, cải tạo và nâng cấp tỉnh lộ 295B theo hình thức BT.
Ngày 22/1/2009, UBND tỉnh Bắc Ninh có Văn bản 169 gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho phép triển khai dự án đầu tư, xây dựng, cải tại, nâng cấp Tỉnh lộ 295B; chấp thuận cho UBND tỉnh thông qua và phê duyệt hồ sơ đề xuất dự án nêu trên theo hình thức BT, nhà đầu tư là Liên doanh Công ty Nam Hồng và Tập đoàn RABABEKA-Indonesia.
Dự án nâng cấp Tỉnh lộ 295B được chia làm 2 giai đoạn, đối ứng với 4 dự án đã được UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành quyết định thu hồi và giao đất cho nhà đầu tư từ năm 2010 đến tháng 6/2012 với tổng diện tích 1.204.374m2.
Tuy nhiên, Dự án BT Tỉnh lộ 295B do Công ty Nam Hồng làm chủ đầu tư từng bị Thanh tra Chính phủ “tuýt còi” vì chỉ định nhà đầu tư, đàm phán trực tiếp hợp đồng dự án chưa đáp ứng các điều kiện quy định.
Liên quan tới đơn tố cáo của bà Hạnh, đại diện Công ty Nam Hồng xác nhận, vẫn là chủ đầu tư dự án Vườn Sen Bắc Ninh, không chuyển quyền chủ đầu tư cho Cen Land hoặc Dabaco Group.
Bên cạnh đó, tính đến năm 2019, Công ty Nam Hồng, chủ đầu tư dự án còn nợ hơn 21 tỷ đồng tiền thuế; trong đó, tiền nợ thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT là hơn 20,7 tỷ đồng. Số còn lại là các khoản chậm nộp, tiền phạt và thuế.
Quá hạn 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp, Nam Hồng vẫn chưa đóng tiền vào ngân sách Nhà nước nên tháng 9/2019, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp ra thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng.
Ngoài ra, nhiều khách hàng đang trong tình cảnh tương tự như bà Hạnh cho rằng, Cen Land đã bán nhà trái phép, trước khi Sở Xây dựng Bắc Ninh chấp thuận dự án được phép kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai.
Cụ thể, theo Văn bản 1257/SXD-QLN ngày 27/6/2019 của Sở Xây dựng, sau khi nhận được Văn bản số 39/CV-NH ngày 13/6/2019 của Công ty Nam Hồng, Sở này mới xem xét, kiểm tra hồ sơ và có xác nhận các ô đất LO25, LO27, LO28, LO29 đủ điều kiện kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, trước đó gần 1 tháng, ngày 29/5/2019, khi chưa đủ điều kiện bán, Công ty cổ phần BĐS Thế Kỷ (Cen Land) đã đứng ra huy động vốn dưới hình thức hợp đồng đặt mua, thu hàng chục tỷ đồng. Theo đó: Cen Land ký 8 Hợp đồng đặt mua 8 nhà phố (shophouse) tại LO27 với bà Hạnh, thu hơn 11 tỷ đồng. Điều này là trái với quy định tại Điều 55 của Luật Kinh doanh bất động sản.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.