Mặc dù Văn phòng Chính phủ đã có văn bản đề nghị giải quyết theo thẩm quyền vụ khiếu nại của gia đình có 2 liệt sỹ ở huyện Tĩnh Gia nhưng đến nay, UBND tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa có động thái xử lý dứt điểm.
>> Trung ương Đảng chỉ đạo Thanh Hóa giải quyết đơn thư gia đình 2 liệt sĩ
Ông Vũ Tròn đau lòng khi người mẹ có hai con là liệt sĩ nhưng đến nay vẫn chưa được truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng.
Ông Vũ Hữu Tròn trú tại thôn Thanh Bình, xã Hải Ninh (Tĩnh Gia - Thanh Hóa) có đơn thư gửi Thủ tướng Chính phủ với nội dung: ông Tròn có 2 người anh ruột đều là liệt sĩ gồm: Liệt sĩ Vũ Hữu Niệm, sinh năm 1944, nhập ngũ năm 1967, hy sinh tháng 7/1968 tại mặt trận phía Nam. Giấy báo tử số TH/CM 01901 ngày 20/7/1968. Tổ quốc ghi công theo Quyết định số 50TT/GA ngày 03/3/1970, bằng số MA-636CL. Liệt sỹ Vũ Hữu Vụ, sinh năm 1946, nhập ngũ năm 1965, hy sinh ngày 18/8/1966 tại mặt trận phía Nam. Giấy báo tử số TH/CM 01592. Bằng Tổ quốc ghi công theo Quyết định số 59/TTGA ngày 08/3/1971, bằng số AG 332/CL.
Theo đơn phản ánh, vào năm 2003, bố đẻ ông Tròn là ông Vũ Hữu Đừng mất. Tuy nhiên, suốt từ đó đến nay đã gần 13 năm nhưng UBND xã Hải Ninh vẫn chưa cấp giấy chứng tử. Ông Tròn cho rằng, nếu chính quyền chưa làm thủ tục cấp chứng tử (tức chưa biết ông Đừng mất) thì chế độ vẫn chưa bị cắt theo quy định.
Không chỉ vậy, lúc ông Đừng mất, gia đình ông Tròn cũng không nhận được khoản hỗ trợ mai táng theo quy định của Nhà nước dành cho thân nhân liệt sỹ. Cũng theo phản ánh, dù Nhà nước đã có chế độ về tiền tuất (hương khói) cho gia đình liệt sĩ nhưng gia đình ông cũng chưa nhận được chế độ này.
Ngoài ra, năm 1997, chính quyền địa phương đã cấp 1 thửa đất có thu tiền (phiếu thu tiền 2 triệu đồng, ngày 02/6/1997, diện tích 120m2) cho gia đình liệt sỹ để làm nơi thờ cúng 2 liệt sỹ Vũ Hữu Niệm và Vũ Hữu Vụ. Tuy nhiên, suốt từ năm 1997 đến nay, UBND xã Hải Ninh liên tục gây khó khăn và không làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông.
Ngày 18/5/2016, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 3601/VPCP-V.I gửi UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị kiểm tra, xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và thông báo cho Văn phòng Chính phủ biết kết quả giải quyết.
Tuy nhiên, đến nay đã gần 6 tháng trôi qua nhưng UBND tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa giải quyết dứt điểm, gia đình ông Tròn vẫn tiếp tục có đơn thư khiếu nại lên Trung ương.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
P.V
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.