Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 17 tháng 6 năm 2019 | 10:48

Chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường khu dân cư: Khó xử lý triệt để!

Ngày ngày người dân quanh khu vực số 780/8/39U Bình Giã, phường 10 (TP. Vũng Tàu) phải hít mùi phân dê hôi thối bốc lên từ hộ bà Nguyễn Thị Cúc. Mặc chính quyền đã vào cuộc, song việc di dời chuồng dê đi nơi khác hiện vẫn chưa thực hiện.

tr14d.jpg
Chuồng dê của bà Cúc gây ô nhiễm môi trường

 

Dân tình phản ánh

Chuồng dê của bà Nguyễn Thị Cúc “án ngữ” ngay khu dân cư ở hẻm 780 Bình Giã.  “Phân dê xộc vào mũi, miệng là cảm giác đầu tiên đến gần chuồng dê. Chúng tôi sống ở đây không chịu nổi nữa. Nhiều lần kiến nghị phản ánh, song bà Cúc chưa có động tĩnh gì cả. Cực quá!”, bà H. sống cạnh đây phan ánh.

Chuồng nuôi dê của bà Cúc rộng khoảng 100m2, kết cấu khá sơ sài với mái tôn và xung quanh quây lưới B40 đã gỉ sét. Trong khuôn viên này là nơi sinh hoạt, ngủ nghỉ của cả gia đình bà Cúc.

Bà Cúc cho biết, trước đây, gia đình bà nuôi dê tại khu đất 58ha, phường 10, TP. Vũng Tàu. Sau đó, Nhà nước có chủ trương thu hồi đất khu vực trên nên gia đình chuyển đến thuê đất tại hẻm 780 Bình Giã và tiếp tục chăn nuôi khoảng 6 tháng qua. Hiện nay, đàn dê có hơn 30 con gồm: dê thịt, dê con và dê sinh sản, được nuôi nhốt trong diện tích nhỏ nên vấn đề vệ sinh chuồng nuôi có một số tồn tại. Dê nuôi nhốt chủ yếu ăn cám công nghiệp, chất thải trộn lẫn phân dê tạo nên mùi hôi hỗn hợp phát tán theo gió bay khắp nơi.

“Do hoàn cảnh khó khăn nên gia đình mới chăn nuôi dê để mưu sinh. Thời gian tới, tôi sẽ làm nền, hố ga và vệ sinh chuồng nuôi thường xuyên, không để mùi hôi phát tán ảnh hưởng đến bà con xung quanh”, bà Cúc chia sẻ.

Là gia đình sống cạnh nhà bà Cúc, bà Nguyễn Thị Tr., cho biết: “Đúng là nể bà Cúc lắm, song thực tế mùi phân dê thối quá không chịu nổi. Nhiều khi, vừa ngồi vào mâm cơm, mùi thối bốc sộc vào miệng, vậy là cả nhà bỏ bữa luôn. Trước đây, khu vực này cũng có hộ nuôi heo gây ô nhiễm và đã được di dời, nay lại đến hộ bà Cúc chăn nuôi dê làm mất vệ sinh môi trường”. 

Nhiều hộ dân khác sống quanh trại nuôi dê của bà Cúc cũng khổ sở khi hằng ngày phải chịu ảnh hưởng của mùi hôi thối. Chị N.T.M chia sẻ: “Nhiều hôm tôi phải thắp nhang, xịt nước thơm cho át mùi hôi từ trại dê nhưng chỉ được ít phút rồi đâu lại vào đó. Chúng tôi mong cơ quan chức năng và chính quyền địa phương sớm có biện pháp yêu cầu bà Cúc di dời trại dê ra khỏi khu dân cư, trả lại không khí trong lành cho khu vực”, chị M. kiến nghị.

Chính quyền nói gì?

Liên quan đến “nuôi dê gây ô nhiễm môi trường”, theo ông Lê Văn Bình, công chức địa chính-xây dựng UBND phường 10,  chính quyền địa phương đã nhận được phản ánh của người dân về tình trạng ô nhiễm từ việc chăn nuôi dê của gia đình bà Cúc. Ngày 9/5 vừa qua, phường đã kiểm tra thực địa tại địa chỉ trên. Kết quả cho thấy, khu vực chuồng nuôi chưa có hố ngăn mùi và hệ thống xử lý chất thải, có mùi hôi phát tán ra xung quanh.

“Đoàn kiểm tra đã yêu cầu bà Cúc xây dựng hố ga và có biện pháp khử mùi, giảm số lượng đàn nuôi. Bà Cúc đã đồng ý và hứa khắc phục nhưng đến ngày 22/5 vẫn chưa thực hiện”, ông Bình nói.

Ông Nguyễn Trung Nghiệp, Phó chủ tịch UBND phường 10, cho biết, theo quy định, người dân không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu dân cư để tránh tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Thế nhưng, việc xử lý triệt để các hộ chăn nuôi trong khu dân cư đang gặp nhiều khó khăn. Bởi, khi xử lý vi phạm hành chính với biện pháp tịch thu tang vật vi phạm là gia súc, gia cầm, cơ quan ra quyết định xử phạt không có nơi nuôi nhốt tạm thời, không có người chăm sóc trong khi chờ xử lý. “Vì vậy, chính quyền địa phương phải tăng cường kiểm tra, giám sát, yêu cầu người chăn nuôi gia súc, gia cầm thường xuyên vệ sinh chuồng trại để không phát tán mùi hôi, ảnh hưởng đến khu dân cư. Đồng thời, thực hiện việc tuyên truyền, vận động người nuôi sớm di dời vị trí nuôi ra xa khu dân cư”, ông  Nghiệp cho hay.

 

 

Minh Quang
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top