Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 4 tháng 7 năm 2015 | 10:4

Chi cục BVTV tỉnh Phú Thọ “hỗ trợ” độc quyền!?

Ngoài danh mục thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành hằng năm, Chi cục BVTV tỉnh Phú Thọ lại vừa ban hành “Hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV đặc hiệu trên một số cây trồng tại địa bàn tỉnh Phú Thọ”…

Hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV đặc hiệu trên một số cây trồng tại địa bàn tỉnh Phú Thọ của Chi cục BVTV tỉnh Phú Thọ.

Bài 1: Tỉnh “to hơn” Bộ

Theo hướng dẫn của Chi cục BVTV tỉnh Phú Thọ, chỉ có một số sản phẩm thuốc BVTV của 4 doanh nghiệp được đưa vào danh mục này và được hướng dẫn chi tiết tới từng đại lý phân phối thuốc cũng như bà con nông dân. Việc này đang gây bất bình dư luận.

“Hỗ trợ” độc quyền!?

Theo danh mục được ban hành, chỉ có 100 sản phẩm của 4 doanh nghiệp là Nicotex, Hòa Bình, Việt Thắng và HTP được tham gia phân phối để phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Không có bất kỳ khảo nghiệm khoa học nào được đưa ra để chứng minh và Chi cục BVTV tỉnh Phú Thọ cũng không giải thích tại sao lại chỉ lựa chọn sản phẩm của 4 doanh nghiệp để hướng dẫn người dân sử dụng. Và như vậy, hàng nghìn sản phẩm có giá bán cạnh tranh, chất lượng tốt sẽ không được tham gia vào thị trường này. Vậy, đây có phải là việc dùng chức năng quản lý nhà nước để “ngăn sông cấm chợ”?

TS. Đàm Quang Thắng, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hóa chất Hà Nội (HACAS), cho biết, trong bảng danh mục 100 sản phẩm được Chi cục BVTV tỉnh Phú Thọ khuyến cáo tới người dân, có nhiều sản phẩm đã lỗi thời, không còn lưu hành trên thị trường. Cụ thể, đối với sâu đục thân hại lúa trong danh mục hướng dẫn có 5 loại thuốc để phòng trừ nhưng có hoạt chất Cartap (NICATA 95SP) hiện rất ít xuất hiện trên thị trường và là sản phẩm đã quá lỗi thời. Hơn nữa, danh mục đưa ra với một số đối tượng phòng trừ, trên nhiều loại cây trồng nhưng sản phẩm trùng lặp, thậm chí không đúng đối tượng. Như sản phẩm Alphacol 70WP được cấp phép để trừ bệnh thán thư/xoài, phấn trắng/nho nhưng Chi cục BVTV tỉnh Phú Thọ lại khuyến cáo trừ bệnh sương mai cho rau màu.

Theo ông Thắng, việc ban hành danh mục này đã triệt tiêu hoàn toàn tính cạnh tranh trên thị trường thuốc BVTV của tỉnh Phú Thọ. Người nông dân không có quyền lựa chọn cho mình những sản phẩm mới, giá thành cạnh tranh.

Nhà nông mất quyền lựa chọn

Hiện nay, thuốc BVTV sử dụng ở Việt Nam được thực hiện theo Thông tư số 03/2015/BNN ký ngày 29/1/2015. Theo đó, có hơn 4.000 sản phẩm thuốc BVTV với các nhóm hoạt chất và hỗn hợp thuốc trừ sâu, bệnh, cỏ, ốc bươu vàng,... được phép phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong đó, thuốc trừ sâu có 769 hoạt chất, thuốc trừ bệnh 607 hoạt chất và nhóm hoạt chất hỗn hợp, thuốc trừ cỏ 223 hoạt chất và nhóm hoạt chất, kích thích sinh trưởng 51 hoạt chất và nhóm hoạt chất hỗn hợp, thuốc trừ ốc có 26 hoạt chất và nhóm hoạt chất hỗn hợp. Với số lượng sản phẩm lớn, chi tiết đến từng đối tượng phòng trừ, luôn mang lại hiệu quả phòng trừ cao, an toàn với môi trường.

Việc các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là cơ quan chuyên ngành, có những khuyến cáo hướng dẫn cụ thể sử dụng từng loại thuốc hay nhóm hoạt chất cho nông dân sử dụng hiệu quả là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc làm “ngăn sông cấm chợ” của Chi cục BVTV tỉnh Phú Thọ đang đặt ra câu hỏi: Tại sao lãnh đạo Chi cục BVTV tỉnh Phú Thọ lại ưu ái cho sản phẩm của 4 đơn vị với nhiều sản phẩm đã quá lỗi thời? Đằng sau bản hướng dẫn "ngăn sông cấm chợ" này là gì?

Thiết nghĩ, đây là định hướng mang tính cục bộ, cơ quan chuyên ngành như Chi Cục BVTV tỉnh đã tiến hành thử nghiệm đầy đủ những sản phẩm trong danh mục khuyến cáo này và đánh giá được đầy đủ về hiệu quả hay tính ưu việt của sản phẩm này với các đối tượng khuyến cáo hay chưa?

Điểm lại các sản phẩm trong danh mục khuyến cáo của Chi cục BVTV tỉnh Phú Thọ so với danh mục thuốc BVTV mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đang cấp phép lưu hành, chúng ta có thể nhận thấy, lãnh đạo Chi cục BVTV tỉnh Phú Thọ đang làm việc không vì lợi ích của nhà nông, không vì an toàn môi trường ruộng đồng, vườn cây mà vì lợi ích của 4 doanh nghiệp được đưa vào danh mục. Ngay sau bản hướng dẫn của Chi cục BVTV tỉnh Phú Thọ là sự bất bình của nhà nông dân, của đại lý cung cấp và của nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc BVTV chân chính, sản phẩm chất lượng cao và giá cạnh tranh.

Trao đổi với NTNN, ông Phạm Văn Đạo,  Chi cục trưởng Chi cục BVTV Phú Thọ, cho biết, bảng hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV do Chi cục ban hành chỉ là hướng dẫn sử dụng thuốc trên một số loại cây trồng. Tuy nhiên, khi được hỏi tại sao chỉ hướng dẫn sử dụng thuốc của 4 công ty, ông Đạo nói: “Trên địa bàn chúng tôi có hơn 1.000 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV nên không thể ban hành hết như thế được”. Về cơ sở khoa học của việc ban hành bản hướng dẫn này, ông Đạo cho biết hiện Chi cục đang làm văn bản để trả lời rõ những bức xúc của dư luận, cũng như chủ trương thực hiện.

“Chúng tôi chỉ hướng dẫn, không có mục đích ngăn cấm buôn bán gì cả”- ông Đạo nói. Tuy nhiên, khi được hỏi tiếp, nếu người dân sử dụng thuốc ngoài danh mục trên thì sao? Ông Đạo cho biết: “Người dân sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc sử dụng thuốc ngoài hướng dẫn của Chi cục”.

Tài Dũng

Bài 2: Một số dấu hỏi từ danh mục con

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top