Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 8 tháng 9 năm 2020 | 10:55

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên: Lấy hoạt động xã hội làm nền tảng

Những năm qua, nhờ coi trọng các hoạt động xã hội, không ngừng xây dựng và củng cố mối quan hệ mật thiết với nhân dân, với chính quyền các địa phương nên Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

tr28.jpg
Bắt giữ tang vật vi phạm.

 

Chú trọng các hoạt động xã hội

Ông Vũ Văn Phán, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên, cho biết: Trong nhiều năm qua, Chi cục luôn coi trọng các hoạt động xã hội, góp phần xây dựng tình đoàn kết, gắn bó với nhân dân, với các địa phương; không ngừng xây dựng hình ảnh lực lượng, nâng cao đạo đức chính trị của đội ngũ cán bộ kiểm lâm. Đó là cơ sở nền tảng để Chi cục hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Những năm qua, cùng với các chính sách đền ơn đáp nghĩa của Đảng, Nhà nước, hàng năm, vào những ngày lễ, Tết, Chi cục đều trích một phần ngân sách nhằm tri ân, tặng quà người có công và gia đình người có công với cách mạng đã và đang công tác trong lực lượng kiểm lâm.

Anh Phạm Văn Nghĩa (nhân viên lái xe, Ban quản lý rừng ATK Định Hóa) xúc động tâm sự: Năm 2019 là năm đầy khó khăn với gia đình tôi, vợ tôi mắc căn bệnh hiểm nghèo phải phẫu thuật, điều trị lâu dài nên rất tốn kém, các con còn nhỏ, chưa có nhà riêng phải đi ở nhờ. Với sự quan của lãnh đạo đơn vị, tôi được tạo điều kiện để vừa hoàn thành nhiệm vụ, vừa đưa vợ đi chữa bệnh, vừa đảm bảo việc trông nom gia đình và nuôi dạy con cái. Tháng 8/2019, gia đình tôi còn được lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh tới thăm và hỗ trợ hơn 17 triệu đồng. Gia đình rất biết ơn các đồng chí lãnh đạo Chi cục, tập thể cán bộ, viên chức, người lao động trong lực lượng Kiểm lâm Thái Nguyên đã quan tâm, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện .

Anh Nguyễn Hữu Tú (xóm Bình Sơn, xã Lam Vỹ, huyện Định Hoá) chia sẻ: Bản thân rất muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế, xứng với vai trò xung kích của lực lượng đoàn viên. Tuy nhiên, nguồn vốn hạn hẹp nên kế hoạch phát triển kinh tế cũng không được như ý muốn. Vừa qua, tôi được Chi đoàn BQL Rừng ATK Định Hóa phối hợp với Đoàn xã Lam Vỹ trao tặng Mô hình kinh tế hỗ trợ thanh niên vùng khó khăn khởi nghiệp, gồm 210 cây bưởi Diễn giống, 5 tạ phân bón, 20 công lao động và hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc với trị giá 10 triệu đồng, tạo điều kiện phát triển kinh tế.

Với việc thường xuyên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức, người lao động trong toàn ngành và tích cực triển khai các hoạt động xã hội trên địa bàn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên đã tạo nên một nền tảng, mạng lưới vững chắc trong công tác bảo vệ, phát triển rừng của tỉnh.

Nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ rừng

Xác định công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng năm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh thường xuyên kiểm tra, nắm bắt kịp thời các khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao nhằm chỉ đạo các đơn vị tổ chức trực PCCCR vào những tháng mùa khô, sẵn sàng ứng phó khi có cháy rừng xảy ra.

 

tr29.jpg
Chi cục trưởng Vũ Văn Phán (thứ 2 từ trái sang) thăm và tặng quà gia đình liệt sĩ Lê Văn Phượng.

 

Trong năm qua, Chi cục đã phê duyệt 12 phương án truy quét, kiểm tra việc triển khai thực hiện 26 kế hoạch truy quét của các đơn vị, tổ chức thanh tra chuyên ngành 02 cuộc tại Hạt Kiểm lâm TX. Phổ Yên và Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Hỷ. Kết quả, năm 2019, lực lượng kiểm lâm đã xử lý 167 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, tịch thu 246,510m3 gỗ quy tròn các loại, 14 phương tiện.

Về công tác trồng rừng, năm 2019, tỉnh Thái Nguyên đã trồng được gần 5.400ha rừng tập trung, gồm hơn 400ha rừng phòng hộ và gần 5.000ha rừng sản xuất; trồng cây phân tán đạt hơn 682.000 cây; khoán bảo vệ rừng hơn 32.400ha; chăm sóc rừng trồng hơn 1.000ha; tổ chức triển khai trồng rừng thay thế trên địa bàn các huyện Đại Từ, Võ Nhai, Đồng Hỷ với tổng diện tích 83ha.

Mục tiêu năm 2020, toàn tỉnh phấn đấu đưa giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp ước đạt khoảng 560 tỷ đồng và đảm bảo ổn định độ che phủ rừng trên 46% (tiêu chí mới) và 53% (tiêu chí cũ) cũng như mỗi huyện, thành phố, thị xã có ít nhất 1 - 3 mô hình trồng rừng gỗ lớn với diện tích 5ha/mô hình.

Với nền tảng đã có và mạng lưới rộng khắp lại được sự ủng hộ của chính quyền và người dân, chắc chắn mục tiêu của năm 2020 sẽ về đích.

 

 

 

Đình Hợi
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top