Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 8 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 8 tháng 4 năm 2018 | 9:36

Chỉ dẫn địa lý cho nông sản: Làm đã khó, duy trì càng khó hơn

Trong cạnh tranh thương mại, đảm bảo an toàn thực phẩm hiện nay, chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa sống còn đối với nông sản.

Nhiều năm trôi qua, nhưng nhắc lại câu chuyện cà phê Trung Nguyên, kẹo dừa Bến Tre từng được đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Trung Quốc rồi dẫn đến thưa kiện thì chắc hẳn ai cũng nhớ.

Hiện nay, yêu cầu về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc ngày càng cao nên việc nông sản cần có chỉ dẫn địa lý càng cần thiết. Để đăng ký và được cấp chỉ dẫn địa lý là một quá trình dài, tốn nhiều công sức của cả địa phương, doanh nghiệp, nông dân. Để duy trì được chỉ dẫn địa lý gắn với chất lượng của nông sản còn khó khăn, tốn kém hơn hàng trăm, hàng ngàn lần nhưng đó là việc phải làm.

chi dan dia ly cho nong san lam da kho duy tri cang kho hon hinh 1
Chè Shan tuyết Mộc Châu đã được trao Chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

 Ông Bùi Dương Thuật, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Mekong kể, doanh nghiệp của ông từ trước đến nay xuất khẩu trái dừa xiêm xanh Bến Tre đi 10 quốc gia. Chỉ riêng năm 2017, công ty này xuất 150 container dừa sang Hoa Kỳ. Nhưng tất cả đối tác cũ và mới, trong email đặt hàng chỉ ghi được là “dừa xiêm Bến Tre” chứ họ không thể biết được đó là loại dừa xiêm gì để có mùi vị như họ mong muốn. Từ tháng 1 năm nay, tỉnh Bến Tre được cấp chỉ dẫn địa lý cho “Dừa xiêm Xanh” với những tiêu chuẩn cụ thể, được kiểm soát về chất lượng nên khách hàng biết rõ và yên tâm hơn khi ghi cụ thể tên mặt hàng này trong hợp đồng.

Ví dụ của công ty Mekong phần nào cho thấy, chỉ dẫn địa lý cho nông sản là cần thiết, quan trọng trong xuất khẩu nông sản. Nhưng tại sao đến nay Việt Nam mới chỉ bảo hộ cho 66 chỉ dẫn địa lý? Đó là vì quá trình để có được 1 chỉ dẫn địa lý khá dài và tốn kém. Sau đó, để duy trì được chỉ dẫn địa lý bằng chất lượng nông sản lại càng tốn kém hơn và đòi hỏi phải có sự chung sức của người trồng, người kinh doanh.

Ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bến Tre, nơi vừa được cấp chỉ dẫn địa lý cho hai sản phẩm Dừa xiêm Xanh và Bưởi da Xanh cho biết, việc thực hiện các thủ tục để đề xuất công nhận chỉ dẫn địa lý cho dừa xiêm xanh và bưởi da xanh của Bến Tre mất thời gian khoảng 2 năm.

Ông Phạm Xuân Đà, Cục trưởng Cục công tác phía Nam, Bộ Khoa học - Công nghệ cũng thừa nhận rằng 66 chỉ dẫn địa lý mà Việt Nam đang bảo hộ là con số quá nhỏ so với những sản phẩm đặc sản vùng miền mà chúng ta đang có. Chỉ dẫn địa lý mang lại thêm giá trị kinh tế cho nông sản là quá rõ, nhưng để xây dựng và duy trì được là cực kỳ khó khăn.

"Trước kia chúng ta bỏ ra 1 đồng để làm chỉ dẫn địa lý thì bây giờ tôi cho rằng phải bỏ ra 1.000 đồng để phát triển và duy trì chỉ dẫn đại lý. Đây mới chỉ là bước đầu tiên. Giá trị chỉ dẫn địa lý cao vì người ta tiêu chuẩn hóa được sản phẩm, đảm bảo sản phẩm chất lượng cao hơn. Vậy để làm được như vậy thì phải quản lý được giống, quy trình canh tác chuẩn hóa như thế nào thì mới được dán tem chỉ dẫn địa lý", ông Đà chia sẻ.

chi dan dia ly cho nong san lam da kho duy tri cang kho hon hinh 2
Sau khi có chỉ dẫn địa lý, thì lượng tiêu thụ cam Cao Phong tăng lên đáng kể.

 Người tiêu dùng trả thêm tiền để biết được sản phẩm mình sử dụng được sản xuất như thế nào, có hữu cơ, có đảm bảo bền vững cho môi trường không, nguồn gốc sản phẩm gắn với đặc điểm về chất lượng, hương vị, văn hóa ra sao... Ví dụ, chả mực Hạ Long và cam Cao Phong sau khi có chỉ dẫn địa lý thì lượng tiêu thụ tăng lên đáng kể và giá bán cũng tăng từ 15% đến 30%.

Tiến sỹ Delphin Marie Vivien, chuyên gia chỉ dẫn địa lý của Pháp đã có nhiều năm làm việc tại Việt Nam để tìm hiểu và tư vấn cho một số địa phương về chỉ dẫn địa lý cho nông sản, khuyến cáo: Cần phải củng cố các tổ chức tập thể của các nhà sản xuất, nhà chế biến ngay từ đầu. Họ có tính sở hữu ngay từ đầu đối với một chỉ dẫn địa lý, là người đưa ra các tiêu chí để xin chỉ dẫn địa lý, sau đó họ chính là người thực hiện và bảo vệ cho tài sản của chính mình là chỉ dẫn địa lý đó.

Có thể nói, trong cạnh tranh thương mại, đảm bảo an toàn thực phẩm hiện nay, chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa sống còn đối với nông sản nói riêng và các sản phẩm khác nói chung. Để có chỉ dẫn địa lý cho nông sản và duy trì được là rất khó, nhưng các địa phương, doanh nghiệp, nông dân cần phải làm. Sau đăng ký và được cấp chỉ dẫn địa lý ở thị trường Việt Nam, các địa phương còn phải tính đến đăng ký chỉ dẫn địa lý ở các thị trường xuất khẩu chủ lực. Vì hiện nay, chỉ dẫn địa lý đăng ký ở quốc gia nào, khu vực nào thì chỉ có giá trị ở quốc gia, khu vực đó./.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Thay đổi phương pháp canh tác để mang lại hiệu quả cao

    Thay đổi phương pháp canh tác để mang lại hiệu quả cao

    Đó là phương pháp trồng lúa hữu cơ đang được một số địa phương ở các tỉnh miền Trung triển khai, với phương pháp này người nông dân trồng lúa đã thu được hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm chất lượng, đồng thời góp phần cải tạo đất và bảo vệ môi trường.

  • Củ sen Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản

    Củ sen Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản

    Lễ công bố xuất khẩu lô Sen sang thị trường Nhật Bản là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Buổi lễ tổ chức vào sáng ngày 07/5, tại huyện Tháp Mười, do Công ty Cổ phần Sen Đại Việt phối hợp với Hội Ngành hàng Sen Đồng Tháp tổ chức. Đến dự lễ có ông Nguyễn Phước Thiện - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, lãnh đạo sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười.

  • Lai Châu tận dụng tiềm năng phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân

    Lai Châu tận dụng tiềm năng phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân

    Những năm qua, Lai Châu tập trung thực hiện các nghị quyết, đề án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với xây dựng quy mô vùng. Qua đó, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, giúp nông dân nâng cao thu nhập.

  • Chủ động liên kết, phát huy sức mạnh của Hội trong phát triển kinh tế VAC thời kỳ mới

    Chủ động liên kết, phát huy sức mạnh của Hội trong phát triển kinh tế VAC thời kỳ mới

    Xuyên suốt các hoạt động trong thời gian qua và sắp tới, Hội Làm vườn Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm vấn đề hợp tác, phối hợp công tác của Hội với ngành Nông nghiệp và PTNT, các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức hội, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan trong và ngoài nước.

  • ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    Trước tình trạng hạn, mặn ngày càng diễn ra nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất đã thích ứng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được dự báo sớm và biết cách thích ứng tốt, nông dân vẫn có thể sống khỏe giữa hạn, mặn.

  • Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai bằng phẳng, những năm qua người dân xã Phúc Trạch, xã Hương Khê (Hà Tĩnh) không ngừng mở rộng diện tích trồng cây gió trầm. Với nhiều chính sách khuyến khích trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, cây gió trầm đã góp phần quan trọng giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Top