Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 19 tháng 10 năm 2017 | 1:0

Chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc vẫn còn mờ nhạt

Tỉnh Kiên Giang cần phải tăng cường công tác quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, mở rộng tầm ảnh hưởng của sản phẩm nước mắm Phú Quốc.

Nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được Liên minh châu Âu công nhận đạt chỉ dẫn địa lý vào năm 2013. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm được công nhận, với vai trò là sản phẩm tiên phong xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nước mắm Phú Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý.

Theo kết quả khảo sát của Trung tâm phát triển nông thôn, hiện nay, số lượng cơ sở đăng ký sử dụng tem chỉ dẫn địa lý là 11 trong số 20 cơ sở được cấp giấy chứng nhận. Như vậy, vẫn còn 9 cơ sở được cấp giấy chứng nhận nhưng không sản xuất dòng sản phẩm chỉ dẫn địa lý.

Mỗi năm, sản lượng sản phẩm đạt chỉ dẫn địa lý chỉ chiếm dưới 5% tổng sản lượng xuất ra trong năm của nước mắm Phú Quốc, điều này cho thấy quy mô sản phẩm chỉ dẫn địa lý còn rất nhỏ và chưa phải là sản phẩm chủ lực của các doanh nghiệp.

chi dan dia ly nuoc mam phu quoc van con mo nhat hinh 1
Sản phẩm đạt chỉ dẫn địa lý chỉ chiếm dưới 5% tổng sản lượng xuất ra trong năm của nước mắm Phú Quốc. (Ảnh minh họa: KT)

Bà Hồ Kim Liên, Chủ tịch Hội Nước mắm Phú Quốc cho biết, là 1 sản phẩm có bề dày lịch sử qua hàng trăm năm do cha ông để lại, thế nhưng trong điều kiện hiện nay, sản phẩm nước mắm Phú Quốc vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì và phát triển.

Cụ thể, nguyên liệu sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cá cơm tự nhiên, nhưng ngư trường bị khai thác ngày càng cạn kiệt, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán diễn ra khá phức tạp. Các nhà thùng hoạt động nhỏ lẻ, chưa có sự kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất. Việc tuân thủ tốt các quy định về chỉ dẫn địa lý của một số cơ sở sản xuất cũng gặp nhiều bất cập, nhất là về giá thành của sản phẩm đạt chỉ dẫn địa lý hiện tại khá cao.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng chưa hiểu hết ý nghĩa của sản phẩm đạt chỉ dẫn địa lý. Chính vì thế mà sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý chưa phát huy được hết giá trị thật sự của mình.

Cũng theo bà Liên, để nước mắm Phú Quốc mang chỉ dẫn địa lý được phát triển bền vững, đúng nghĩa là sản phẩm du lịch đặc trưng không chỉ cho riêng Phú Quốc mà cho cả Việt Nam, bên cạnh sự nỗ lực của các doanh nghiệp rất cần sự quan tâm của Nhà nước trong việc quảng bá và phát triển thương hiệu, giúp người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn về sản phẩm đạt chỉ dẫn địa lý.

Cùng với đó, ngư trường đánh bắt cũng cần được bảo vệ nghiêm ngặt hơn để duy trì nguồn nguyên liệu sản suất, đồng thời việc phát triển làng nghề truyền thống cần phải được Nhà nước thật sự quan tâm.

Bà Hồ Kim Liên còn cho biết, hiện nay nguồn khai thác cá cơm rất đa dạng, nếu phát triển mạnh việc đánh bắt, nguồn cá cơm mất đi sẽ không còn sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tầm cỡ quốc tế được công nhận là thương hiệu quốc gia của nước mắm Phú Quốc.

Bên cạnh đó, nghề và làng nghề nước mắm truyền thống đã được EU công nhận, nhưng muốn có làng nghề sẽ phải có quỹ đất, có hành lang pháp lý cho những doanh nghiệp làm nước mắm Phú Quốc được giữ vững, từ đó mới phát triển bền vững.

Trong bối cảnh hội nhập, sự cạnh tranh đối với nước mắm truyền thống nói chung và nước mắm Phú Quốc nói riêng, đang đặt ra nhiều vấn đề thách thức trong công tác quản lý đối với chỉ dẫn địa lý.

Theo thống kê, nhu cầu tiêu dùng nước mắm trong nước ước khoảng 200 triệu lít/năm, trong khi nước mắm truyền thống chỉ đáp ứng chưa đủ 30% nhu cầu, phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp sản xuất nước mắm, nước chấm công nghiệp.

Do đó, các doanh nghiệp nước mắm truyền thống phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các công ty sản xuất nước mắm công nghiệp, và cuộc khủng hoảng truyền thông liên quan đến hàm lượng Asen trong nước mắm tháng 10/2016 vừa qua là minh chứng cho việc cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.

Theo TS. Nguyễn Xuân Niệm, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Kiên Giang, trong bối cảnh hiện nay, để quản lý và phát triển sản phẩm nước mắm chỉ dẫn địa lý, đòi hỏi cơ quan nhà nước cần phải tăng cường công tác quản lý.

Mặt khác, bản thân các doanh nghiệp, hiệp hội nước mắm Phú Quốc cũng phải xây dựng chiến lược chung trong việc ứng phó với những thách thức về thị trường đang đặt ra trong bối cảnh mới.

“Thị phần nước mắm truyền thống chỉ chiếm có 25% lượng mắm cung cấp của cả nước, bao gồm 3 địa danh là nước mắm Phan Thiết, Hải Phòng và Phú Quốc. Để duy trì được nguồn nước mắm truyền thống, các doanh nghiệp phải tự bảo vệ mình, bên cạnh đó nhà nước phải hỗ trợ truyền thông. Hơn nữa, những người làm nước mắm công nghiệp phải có lương tâm vì hiện nay nhiều loại nước chấm chỉ có hương vị nước mắm, dẫn đến thị trường lẫn lộn khái niệm giữa nước mắm với nước chấm”, TS. Nguyễn Xuân Niệm cho biết thêm.

Với hơn 200 năm hình thành và phát triển, nước mắm Phú Quốc không những có giá trị về văn hóa mà còn là sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương. Hàng năm cung cấp ra thị trường trên 30 triệu lít nước mắm, mang lại doanh thu hơn 600 tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương.

Do đó, việc quản lý tốt và phát huy được sản phẩm nước mắm đạt chỉ dẫn địa lý là điều kiện cần thiết để gìn giữ và phát triển sản phẩm nước mắm truyền thống Phú Quốc, đồng thời góp phần phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Kiên Giang./.

Theo Lam Hiếu/VOV

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, một trong những món ngon dân dã mang đậm hương vị truyền thống của thị xã Quế Võ vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh cấp Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận, tạo thuận lợi thương mại hóa cho đặc sản địa phương.

  • Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tổng Bí thư Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh và dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân những di sản quý báu.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

Top