Cách Ban quản lý rừng Hải Dương chưa đầy 1km là một đại công trình được thiết kế quy mô, đã và đang mọc lên trên đất thuộc quy hoạch Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc…
Một phần công trình sai phạm.
Dư luận phường Cộng Hòa (TX. Chí Linh-Hải Dương) đang bức xúc về việc một công trình ngang nhiên xây dựng trái phép trên đất rừng nằm trong vùng quy hoạch tổng thể bảo tồn Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010.
Việc xây dựng này đã diễn ra một thời gian, lại nằm cách Di tích Côn Sơn và Ban quản lý rừng Hải Dương chỉ vài trăm mét nhưng đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa giải quyết triệt để.
Hệ thống hào, công trình đều không có giấy phép xây dựng.
“Mục sở thị” hiện trường trưa 19/8 tại khu vực Hố Sâu, khu dân cư Tiên Sơn (phường Cộng Hòa), trước mắt chúng tôi là ngổn ngang công trường xây dựng trên khoảng đất 1,5ha. Ngay giáp ranh đường dẫn từ Di tích Côn Sơn lên căn nhà cấp 4 được xây bằng gạch ba vanh đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng.
Công trình có thiết kế lạ, đây là tâm của các đường hào bao quanh.
Ở bên dưới cách vài chục mét là những đường hào được thiết kế theo kiểu 3 tuyến vòng tròn khép kín; các đường hào này có diện tích lớn dần từ trong ra ngoài. Đáy được đổ bê-tông kiên cố, thành cao và rộng hơn 1m.
Khoảng cách giữa các đường hào này là những móng bê-tông vững chắc được bắn khung sắt và lợp bạt theo hình mái vòm che kín. Xung quanh công trình này đều được làm nền xi măng.
Trung tâm thuộc Hội Chữ thập đỏ Hà Nội
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đây là công trình của Trung tâm Khí công và Dạy nghề nhân đạo trực thuộc Hội Chữ thập đỏ Hà Nội.
Nhằm khách quan thông tin về công trình sai phạm này, chúng tôi đã làm việc với các cấp chính quyền TX. Chí Linh, Ban quản lý rừng Hải Dương và Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc. Đại diện các cơ quan chức năng đều khẳng định, việc xây dựng trên là trái phép.
Được biết, một cuộc họp bàn biện pháp giải quyết vụ việc xây dựng công trình trái phép trên đất rừng thuộc vùng quy hoạch di tích Côn Sơn diễn ra vào tháng 7/2015. Tại đây, ông Nguyễn Phúc Thịnh, Phó chủ tịch TX. Chí Linh, chỉ đạo: “Việc Trung tâm Khí công và Dạy nghề nhân đạo xây dựng các công trình trên đất giao khoán trồng rừng là trái pháp luật, yêu cầu trung tâm phải tự tháo dỡ công trình trái phép trả lại hiện trạng ban đầu trước ngày 15/8”.
Tuy nhiên, từ đó đến nay, dù cơ quan chức năng đã yêu cầu tháo dỡ công trình vi phạm nhưng Trung tâm Khí công và Dạy nghề nhân đạo vẫn tiếp tục xây dựng.
Khoảng các giữa các hào được láng nền bê-tông, dựng khung phủ kín bạt, bên trong là các khung (theo thông tin chúng tôi có được, những khung này dùng để trồng cây thuốc).
Ông Bùi Đoàn Thể, Phó giám đốc Ban quản lý rừng Hải Dương, cho biết: “Trung tâm Khí công và Dạy nghề nhân đạo đã xây dựng công trình trên đất nhận khoán trồng cây ăn quả lâu năm chưa được sự cho phép của bên giao khoán là trái pháp luật. Trước đây, Trạm quản lý rừng Côn Sơn (thuộc Ban quản lý rừng Hải Dương) đã cùng với Đội trật tự quản lý đô thị thị xã, UBND phường Cộng Hòa tiến hành lập biên bản đình chỉ hộ nhận khoán dừng ngay việc thi công. Chúng tôi cũng đã nhiều lần gửi thông báo đến bà Trần Thị Thu Thủy (thường trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) và bà Đặng Thị Vượng (quận Thanh Xuân, Hà Nội), chủ thuê diện tích đất trên, về việc cố tình xây nhà trái phép trên đất giao khoán của Ban quản lý rừng Hải Dương, yêu cầu chấm dứt ngay việc xây dựng và tự tháo dỡ công trình vi phạm”.
“Con voi” này đã “lọt lỗ kim” như thế nào? Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục cung cấp thông tin đến bạn đọc.
Nhất Nam
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.