Báo Kinh tế nông thôn có loạt bài phản ánh tình trạng tranh chấp đất đai sản xuất nông nghiệp của một số hộ dân khu 3, xã Tử Đà (Phù Ninh - Phú Thọ) với Công ty CP Phát triển đầu tư Thái Sơn - Bộ Quốc phòng (Cty Thái Sơn)...
>> Công ty Thái Sơn khai thác có đúng quy định?
>> Khai thác cát lòng sông Lô: Lợi ích của người dân bị bỏ ngỏ?
>> Cty Thái Sơn “vừa đánh trống, vừa la làng”
>> Huyện Phù Ninh “nới tay” cho doanh nghiệp
>> “Con khóc,... mẹ không cho bú”
Khoảng cách mà tàu khai thác cát của Cty Thái Sơn như thế này có đúng quy định?
Vụ việc đến nay chưa được giải quyết thầu tình đạt lý. Điều người dân đặc biệt quan tâm và bất bình là chính quyền sở tại có phần “nới tay” cho Cty Thái Sơn khai thác cát, “bỏ mặc” bà con cho dù đã nhiều lần đơn từ trình báo.
Không nhận được sự công bằng từ chính quyền, người dân nơi đây chỉ còn cách tìm đến các cơ quan báo chí với mong muốn sự việc “khuất tất” này được soi rọi trước ánh sáng công lý và dư luận.
Cũng chính từ việc tìm được tiếng nói chung với báo chí mà chúng tôi luôn nhận được những thông tin cập nhật từ người dân cung cấp. Từ việc chính quyền sở tại có phần “nghiêng” về Cty Thái Sơn cho đến những việc tranh giành, lời qua tiếng lại để giữ đất giữa người dân với công ty này. Bởi, khi chính quyền hầu như không bảo vệ quyền lợi của người dân thì họ chỉ còn biết phải trực tiếp ra “giữ đất” cho mình.
Trong những thông tin mới từ vụ việc trên mà chúng tôi tiếp cận, có chi tiết về việc khai thác của Cty Thái Sơn có đúng quy định? Như khoảng cách khai thác từ mép bờ kè, bãi bồi... đến tàu cuốc, hút cát... Khi tiếp cận xác minh thì một lần nữa chúng tôi lại nhận được sự “mập mờ”, thậm chí là “bất hợp tác” với cơ qua báo chí của chính quyền huyện Phù Ninh.
Liệu có phải như cách những người dân nơi đây lý giải về sự “thiên vị” của chính quyền mà họ buông xuôi rằng: Cấp tỉnh còn làm sai với chỉ đạo của Tỉnh ủy, cấp chồng lấn lên đất bãi của chúng tôi nhưng không giải quyết thấu tình đạt lý thì cấp huyện sẽ như thế nào (?!). Nên họ nhiệt tình, bộc lộ hết những bất bình với báo chí và sẵn sàng “thực địa” hiện trường với chúng tôi.
Theo bà Dung và một số người dân khu 3, xã Tử Đà có mặt tại hiện trường thì: “Chúng tôi sản xuất ở đây đã mấy chục năm nhưng giờ Cty Thái Sơn vào lấn chiếm, ngay cả mốc ranh giới bờ kè cũng bị họ xê dịch vào gần bờ để khai thác cát. Có khi tàu vào sát bờ khai thác, thấy chúng tôi, họ lại nhổ neo chạy”.
Thậm chí, chúng tôi cũng tận mắt kiểm chứng việc tàu của Cty Thái Sơn đang khai thác cát gần bờ, nhổ neo chạy ra giữa dòng khi thấy có sự xuất hiện của nhóm phóng viên.
Được biết, việc khai thác cát của Cty Thái Sơn ở mỏ này có quy định về khoảng cách an toàn đến bờ kè và bãi bồi là 50m. Mong muốn có tiếng nói của chính quyền sở tại về việc này nhưng thật khó hiểu bởi cán bộ đại diện và bảo vệ quyền lợi của người dân thì lại “quay ngoắt” với báo chí, thậm chí, ngay cả việc cung cấp hồ sơ cũng “mập mờ” như cách hành xử của họ.
Đầu mối tiếp xúc với báo chí là ông Nguyễn Phúc Suyên, Chánh văn phòng UBND huyện Phù Ninh thì hẹn lên, hẹn xuống và có vẻ “niềm nở” phối hợp với chúng tôi nhưng khi làm việc lại theo kiểu “trên bảo dưới không nghe”.
Bởi, đơn vị trực tiếp làm việc là Phòng Tài nguyên và Môi trường (TNMT) huyện. Nhưng, khi ông Suyên nhận “chỉ thị” của sếp giao việc thì đơn vị này lại: “ông nói gà, bà nói vịt”.
Trước những câu hỏi của phóng viên, ông Hoàng Văn Luyện chỉ biết “ngậm tăm” và “vòng vo tam quốc” khi đề nghị tiếp cận hồ sơ.
“Vòng vo tam quốc” với chúng tôi không ai khác chính là ông Hoàng Văn Luyện, người vừa được “nghị quyết” của chính quyền sở tại “bổ nhiệm” giữ chức Trưởng phòng TNMT.
Khi gặp trực tiếp thì ông này chỉ biết “ngậm tăm” trước những câu hỏi của chúng tôi đưa ra. Còn khi yêu cầu tiếp cận hồ sơ thì: “Tỉnh giao cho sở chủ trì, chúng tôi chỉ phối hợp. Hồ sơ cấp sở lưu, chúng tôi không lưu, chỉ xin lại thôi, các anh phải điện anh Toán trưởng phòng”.
Trực tiếp bấm máy gọi cho ông Toán ngay tại Phòng TNMT, ông này cho biết: “Anh nghỉ rồi, lên gặp anh Luyện cung cấp hồ sơ cho, tôi có bảo rồi, lấy cái gì cho cái đó”.
Những tưởng khi gọi cho ông Toán thì mọi việc sẽ “êm”, song ông Luyện vẫn: “Không thấy điện gì cả, để tôi trao đổi lại với sếp. Hồ sơ thẩm định là do sở, anh lên làm việc với các bác mới có chức năng cung cấp”.
Thiết nghĩ, chúng tôi - nhà báo đến làm việc mà chính quyền huyện Phù Ninh còn đối xử còn như vậy, thì người dân sẽ như thế nào? Hơn nữa, Chính phủ đã có quy định trong việc cung cấp thông tin và phối hợp với báo chí. Với cách hành xử của chính quyền Phù Ninh liệu có hợp lòng dân, đúng Luật Báo chí và những văn bản “nới tay” cho Cty Thái Sơn có đúng quy định?
Sự việc thực hư thế nào, chúng tôi tiếp tục cung cấp thông tin đến bạn đọc.
Nhóm PVBĐ
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.