Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 17 tháng 5 năm 2010 | 1:28

Cho nông dân vay hỗ trợ lãi suất: Thủ tục sẽ đơn giản hơn

Vừa qua, tại buổi tổng kết chương trình hỗ trợ lãi suất cho nông dân vay vốn mua máy móc thiết bị, vật tư nông nghiệp... theo Quyết định 497/2009/QĐ-TTg, đại diện Bộ Công Thương thừa nhận, chương trình này giải ngân quá ít trong khi nhu cầu của nông dân rất lớn. Khó tiếp cận vốn

Chương trình hỗ trợ lãi suất cho nông dân vay vốn mua máy móc thiết bị, vật tư nông nghiệp theo Quyết định 497 ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ triển khai đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc.

Ông Nguyễn Duy Lượng, Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam cho biết, để được vay vốn hỗ trợ lãi suất, có ngân hàng đề nghị chủ tịch UBND xã, phường ký xác nhận nông dân không mua đi bán lại máy móc mua bằng vốn hỗ trợ, điều này khiến nhiều địa phương không dám xác nhận vì không có cơ sở nào để ký. Đặc biệt, ông Lượng khẳng định nhiều nơi cán bộ ngân hàng không thích tiếp nông dân vì vay lắt nhắt. Thậm chí, còn có tình trạng dân làm xong thủ tục thì nhiều chi nhánh ngân hàng nói không có tiền...

Ông Lê Văn Việt, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam cũng cho rằng, thực tế cán bộ ngân hàng đi thẩm định, phê duyệt hồ sơ cho dân vay 12 triệu đồng cũng phải làm đúng quy trình giống như cho doanh nghiệp vay cả trăm tỉ đồng. “Trong khi đó mùa vụ thu hoạch chỉ mười ngày, nếu cứ phải chờ thì nhiều khi qua mất vụ rồi”, ông Việt nói.

Tổng kết của Bộ Công Thương cũng thừa nhận, tính đến ngày 31/12/2009, tổng số tiền cho vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 497 mới đạt 776 tỉ đồng, chỉ chiếm 0,22% vốn hỗ trợ lãi suất. Số lãi được hỗ trợ là 17,2 tỉ đồng. Đáng lưu ý tại một số địa phương, giải ngân rất thấp như Đắk Nông 440 triệu đồng, Bắc Kạn 20 triệu đồng... Mức cho vay hỗ trợ để mua vật tư nông nghiệp chỉ 7 triệu đồng/ha, Bộ Công Thương công nhận là không đủ trang trải chi phí sản xuất nên người dân vay ít...

Được vay tín chấp đến 500 triệu đồng

Theo ông Trương Quang Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), hiện Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ sửa Quyết định 497 bằng Quyết định 2213, trong đó đề nghị mở rộng danh mục hàng hóa được hỗ trợ lãi suất. Quyết định mới không quy định cụ thể loại máy móc nào mà quy định chung là các sản phẩm máy móc, thiết bị phục vụ sản suất, chế biến nông nghiệp.

Tương tự, ông Nguyễn Danh Trọng, Vụ phó Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cũng cho biết, ngày 12/4, Chính phủ đã ban hành nghị định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể, nghị định quy định các thủ tục cho vay đơn giản hơn, trong đó cho vay không phải thế chấp từ mức 10 triệu đồng đã tăng lên 50 triệu đồng. Ông Trọng cam kết với nghị định này, việc cho vay trong nông nghiệp theo gói hỗ trợ lãi suất cũng sẽ cởi mở hơn. Đặc biệt, với các hộ kinh doanh sản xuất ngành nghề hoặc dịch vụ phục vụ nông nghiệp có thể được cho vay không thế chấp tới 200 triệu đồng. Chủ trang trại, hợp tác xã được vay không thế chấp tới 500 triệu đồng.

Đặc biệt, ông Lượng đề nghị nên kéo dài gói hỗ trợ ưu đãi lên 5 năm và nên mở rộng đối tượng được hỗ trợ sang cả lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản do dân đang gặp khó khăn vì dịch bệnh.

C.V.Kình

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top