Chung cư Aqua Central (44 Yên Phụ, Hà Nội) chưa được nghiệm thu về PCCC nhưng chủ đầu tư là Công ty CP Tháp nước Hà Nội đã đưa một số hộ dân vào ở, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, mất an toàn...
Nhiều tồn tại về PCCC
Công an TP.Hà Nội vừa ban hành kết quả xử lý vi phạm quy định về PCCC tại công trình Tòa nhà hỗn hợp văn phòng dịch vụ, thương mại, khách sạn và căn hộ thương mại số 44 Yên Phụ (tên thương mại Aqua Central).
Qua công tác kiểm tra nhận thấy công trình còn một số nội dung không đảm bảo an toàn về PCCC, chưa đủ điều kiện để cấp văn bản nghiệm thu về PCCC theo quy định.
Cụ thể, giao thông đang thi công hoàn thiện, chưa đảm bảo việc tiếp cận cho xe thang, xe chữa cháy đối với công trình. Cửa thoát nạn tại các tầng chưa có tay nắm đảm bảo mở được bên trong; thang bộ thoát nạn từ hầm 3 lên hầm 1 không đảm bảo chiều cao thông thủy theo quy định; chưa thi công hoàn thiện cửa thang bộ thoát nạn khu vực thương mại từ tầng hầm 1 lên tầng 1 trục.
Dự án chưa thi công hoàn thiện cửa thang bộ thoát nạn khu vực thương mại từ tầng hầm 1 lên tầng 1 trục (L,M-14); khoảng thông thoáng thang bộ loại N1 trục (2-C) chưa đảm bảo theo quy định; chưa thi công hoàn thiện giải pháp ngăn cháy khu vực thang máy ôtô từ tầng hầm 2 xuống hầm 3.
Ngoài ra, quá trình kiểm tra phát hiện hệ thống PCCC và các hệ thống kỹ thuật liên quan: Buồng đệm thang máy chữa cháy chưa có đèn chiếu sáng sự cố, chưa có hệ thống thông tin liên lạc tại phòng đệm thang máy chữa cháy; chưa có nút ấn bằng tay điều khiển hệ thống tăng áp hút khói tầng hầm tại phòng trực điều khiển chống cháy; bố trí đèn chỉ dẫn thoát nạn tại tầng hầm chưa đảm bảo chỉ hướng thoát nạn; một số gian phòng kỹ thuật chưa được lắp đầu phun chữa cháy…
Việc chủ đầu tư đưa một số hộ dân vào ở, công trình vào hoạt động đã vi phạm quy định về PCCC theo Điều 17, Nghị định số 79 của Chính phủ.
Từng dính nhiều sai phạm
Hanoi Aqua Central là tổ hợp gồm 1 tòa khách sạn 5 sao 21 tầng và 1 tòa căn hộ cao cấp 21 tầng, được xây dựng trên khu đất hơn 6.800m2, gồm 3 tầng hầm. Nguồn gốc đất trước khi chuyển mục đích do Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội quản lý, sử dụng từ năm 2005.
Năm 2007, Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội (sau này là Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội) và Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hà Nội ký hợp đồng hợp tác liên doanh, thành lập Công ty CP Tháp nước Hà Nội thực hiện dự án.
Năm 2015, UBND TP. Hà Nội cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án. Năm 2016, trong quá trình triển khai, dự án Hanoi Aqua Central đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, sự an toàn của người dân ở gần dự án.
Năm 2018, Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ ra hàng loạt sai phạm của chủ đầu tư và các cơ quan liên quan trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại đây.
Đáng chú ý, ngày 12/1/2017, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội có Văn bản số 83/NSHN-HĐTV gửi UBND TP. Hà Nội về việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Công ty CP Tháp nước Hà Nội. Tuy nhiên, tại thời điểm này, theo quy định tại khoản 1, Điều 21, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của TTCP thì Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, trường hợp đã góp vốn, đầu tư phải thoái vốn.
Kết luận của TTCP cho biết thêm, việc triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch đã được Sở Quy hoạch - Kiến trúc chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc tại Văn bản số 3145/QHKT-TMB-PAKT (P2) cho chủ đầu tư xây dựng công trình đối với 03 tầng hầm vượt chỉ giới xây dựng 4,5m phía đường Yên Phụ. Điều này vi phạm điểm b, khoản 5 Điều 3 Nghị định số 39/2010/NĐ-CP về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị.
.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.