Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 1 tháng 6 năm 2010 | 2:18

Chùm ảnh: Đến nơi đất rừng là máu thịt của dân bản

KTNT- Bao đời nay người Dao ở bản Danh (xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh) vẫn gắn bó máu thịt với những khu đồi, cánh rừng xung quanh bản làng họ sinh sống. Rừng đem lại cho họ nhiều lợi ích, là nơi kiếm sống, là nơi chăn thả gia súc, là nơi gắn bó với những tập tục. Và những đứa trẻ cũng lớn lên giữa đại ngàn như những rừng cây xanh thẳm.

Băng qua hơn 1 giờ đồng hồ đường rừng, nhóm phóng viên chúng tôi có mặt tại bản Danh. Do đang là buổi chiều nên trong bản, người lớn đi rừng gần hết, chỉ còn những đứa trẻ con, một vài phụ nữ đang trông nhà. Cạnh đó lớp học “Điểm trường bản Danh” vẫn vang lên giọng tập đọc của những đứa trẻ người dân tộc Dao.

Mô tả ảnh.

Bản Danh xuất hiện như một bức tranh giữa đại ngàn. Chỉ với ít ỏi số ruộng để trồng lúa, người dân tộc Dao ở đây phải dựa vào núi rừng để duy trì và phát triển cuộc sống như bao đời nay họ đã gắn bó.

Mô tả ảnh.

Mỗi khi có chuyện gì trưởng bản thường viết thông báo lên tấm bảng trên ngôi nhà đầu bản để cho mọi người được biết.

Mô tả ảnh.

Điểm cao nhất bản Danh có lẽ là lá cờ đỏ sao vàng tại ngôi trường của bản.

Mô tả ảnh.

Nơi có những đứa trẻ đến trường học chữ với khuôn mặt còn lem luốc nhưng vẫn luôn tươi cười.

Mô tả ảnh.

Vẫn còn đó bao khó khăn, đường vào bản Danh nay đã được mở rộng thêm nhưng đang còn nguy hiểm, nhất là những khi mưa lũ.

Mô tả ảnh.

Đứa trẻ này đi học về thấy đói liền chạy vào bếp nhưng cũng chỉ có ít cháo trắng cho em lót dạ. Bố mẹ em vẫn đang phải đi lên nương rẫy chưa về kịp.

Mô tả ảnh.

Không còn đói như nhiều năm về trước nhưng đời sống của người dân tộc Dao ở đây vẫn đang còn rất nghèo, thiếu thốn đủ bề. Trẻ con không đủ áo quần để mặc.

Mô tả ảnh.
Nhưng quan trọng hơn, những đứa trẻ được học chữ, được giáo dục bảo vệ rừng

Mô tả ảnh.

Mô tả ảnh.

... Bởi đó không chỉ là môi trường xung quanh cuộc sống của chúng mà còn là nơi cung cấp sản vật nuôi chúng lớn lên.

... Bởi đó không chỉ là môi trường xung quanh cuộc sống của chúng mà còn là nơi cung cấp sản vật nuôi chúng lớn lên.

Mô tả ảnh.

Cán bộ xã Hà Lâu đang chỉ vào ngọn núi rộng gần 200 ha mà người dân tộc Dao ở bản Danh đã nhiều năm chăn thả gia súc. Năm ngoái, khi công ty Innov Green được phép vào để trồng rừng, bà con dân bản đã ra ngăn cản. Họ không muốn giao đất rừng cho người nước ngoài bởi cuộc sống của họ sẽ bị đảo lộn nếu mất đi những quả đồi như thế này.

Mô tả ảnh.

Nụ cười vẫn nở trên môi của những đứa trẻ bản Danh. Cứ thế chúng lớn lên giữa đại ngàn như những cây rừng xanh tươi.

Duy Tuấn - Vũ Điệp (VNN)

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top