Dự án Ecolife Capitol tọa lạc tại 58 Tố Hữu, phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), được chủ đầu tư (Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô) quảng cáo là một trong những tòa nhà xanh, chung cư cao cấp.
Tuy nhiên, ngay sau khi nhận bàn giao, thời điểm năm 2017 -2018, nhiều cư dân của Ecolife Capitol đã bức xúc khi cho rằng, chủ đầu tư thi công thiết kế sai căn hộ, giao thiếu diện tích so với hợp đồng mua bán căn hộ, tùy tiện lắp đặt hệ thống giàn cục nóng điều hòa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cư dân...
“Cơm không lành, canh chẳng ngọt” giữa cư dân và chủ đầu tư
Theo ông Nguyễn Đức Nghĩa, Phó ban quản trị tòa nhà Ecolife Capitol, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ đô (trước đây gọi tắt là TDJ, nay là CHG) đã có nhiều vi phạm về quy chế quản lý nhà chung cư cao tầng, làm xáo trộn cuộc sống của hơn 750 căn hộ (với hơn 2.000 cư dân) thời gian qua.
Trong nội dung văn bản gửi cơ quan chức năng, ban quản trị tòa nhà đã chỉ ra 8 vấn đề vi phạm của chủ đầu tư. Đơn cử như việc: Chủ đầu tư không bàn giao đầy đủ cho ban quản trị quyền quản lý các khu vực sử dụng cho mục đích chung như bốt gửi xe ra vào tòa nhà, các tầng hầm B1-B2, lối đi chung, cảnh quan cây xanh tại tầng 1…; Tùy tiện lắp đặt hệ thống giàn cục nóng điều hòa trong tòa nhà chung cư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và môi trường sống của cư dân; Đơn phương cắt tiện ích của cư dân so với quảng cáo; sử dụng sai mục đích tầng thương mại; Trốn tránh không giải quyết các sự việc liên quan đến quyền lợi các hộ dân…
Điển hình là việc khối Trung tâm thương mại đã được chủ đầu tư chuyển đổi thành văn phòng cho thuê, trục lợi từ việc cho các thành phần bên ngoài thuê chỗ gửi xe dưới tầng, làm cư dân thiếu chỗ để xe.
Đáp trả lại hành động này của chủ đầu tư, hàng loạt cư dân đã tụ tập đông người, treo băng rôn, khẩu hiệu, rào chắn chặn toàn bộ các lối vào ra tòa nhà.
Trả lời nội dung này, chủ đầu tư Ecolife Capitol - Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ đô (Capital House) đã gạt trách nhiệm sang một đơn vị quản lý khác với lý do: Chủ đầu tư đã bán phần diện tích thương mại cho các chủ sở hữu khác khai thác và quản lý. Do tỷ lệ lấp đầy khối Trung tâm thương mại rất thấp, khách thuê hiện đang thua lỗ, đề nghị chuyển sang làm văn phòng để tiết kiệm chi phí...
Thờ ơ với công tác PCCC
Đầu tháng 11/2020, Công an quận Nam Từ Liêm lập Biên bản kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại toà nhà Ecolife Capitol. Qua đó, Công an quận Nam Từ Liêm đã chỉ ra hàng loạt những bất cập còn tồn tại.
Ngày 29/10/2020, Chủ đầu tư phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH - Công an TP. Hà Nội và Công an quận Nam từ Liêm tổ chức tiến hành nghiệm thu 05 tầng khối đế và các tầng 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12A, 14, 15 toà tháp A3, tuy nhiên kết quả không đạt.
Để đảm bảo an toàn PCCC cho cơ sở trong quá trình hoạt động và thực hiện Luật PCCC, đoàn kiểm tra yêu cầu chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện, dừng toàn bộ hoạt động và tiến hành nghiệm thu bổ sung đối với 5 tầng khối đế tháp A1,A2 và 12 tầng tháp A3. Các tầng trên chỉ được phép hoạt động khi đã được nghiệm thu PCCC theo quy định.
Yêu cầu làm ngay hồ sơ quản lý theo dõi công tác PCCC, tổ chức lập phương án thực tập PCCC ít nhất 1 năm/lần và không bố trí phương tiện (ô tô, xe máy), cây cảnh trên vỉa hè đường giao thông nội bộ trong cơ sở, đường giao thông... Đồng thời, sửa chữa, thay thế các đèn chiếu sáng sự cố và đèn exit chỉ dẫn thoát nạn không đảm bảo hoạt động, văn bản nêu.
Trước đó, ngày 16/5/2018, Đoàn kiểm tra liên ngành UBND TP. Hà Nội đã tiến hành kiểm tra các điều kiện về PCCC đối với chung cư này. Đại úy Vũ Đức Hưng, Phó trưởng phòng Hướng dẫn chỉ đạo về PCCC (Cảnh sát PCCC TP. Hà Nội) cho biết: Hệ thống tăng áp ở hành lang các tầng và hệ thống hút khói ở tầng hầm hoạt động chậm, đám khói ở xa miệng hút khói thì chưa tạo ra dòng không khí hướng về phía miệng hút của hệ thống hút khói, khói bị quẩn sang hướng khác
Đặc biệt, chủ đầu tư đã chèn các vật liệu ở các điểm thông tầng bằng 2 lớp tôn, ở giữa có lớp bông thủy tinh. Theo đúng quy định, khu vực này phải được ngăn bằng các vật liệu chống cháy, nếu chủ đầu tư sử dụng các vật liệu khác (ngoài danh mục theo định) phải được kiểm định của cơ quan có thẩm quyền.
Đoàn kiểm tra cũng chỉ ra, việc ngăn chia khu vực thương mại tại Khu chung cư này chưa đúng với hồ sơ đã được thẩm định, không đảm bảo yêu cầu PCCC.
Có thể thấy, hàng loạt buổi tập trung đông người, lộn xộn trước các điểm ra vào chung cư thời gian qua gây nguy cơ mất an toàn, an ninh tại chung cư này. Hơn hết, cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong việc tháo gỡ tranh chấp để ổn định cuộc sống cư dân.
Mong sớm giải quyết các bất cập
Theo phản ánh của nhiều cư dân chung cư Ecolife Capitol, khi ký hợp đồng mua bán căn hộ năm 2018, chủ đầu tư đã đưa ra ưu đãi cho cư dân là miễn phí phí dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà trong vòng 5 năm. Ban quản lý vận hành tòa nhà Ecolife Capitol thời điểm đó là Công ty cổ phần Quản lý tòa nhà ECH - công ty con của Tập đoàn Capital House.
Tuy nhiên, từ ngày 1/10 vừa qua, khi Ban quản trị tổ chức đấu thầu, đơn vị mới trúng thầu, Ban quản lý vận hành tòa nhà là Công ty cổ phần Quản lý và Khai thác Tòa nhà PMC thì Công ty ECH lại gây khó dễ.
“Hiện nay, phí dịch vụ có mức giá khoảng 8.000 đồng/m2, với 250 căn, trung bình 1 triệu đồng/căn thì chủ đầu tư đang nắm giữ gần 250 triệu đồng phí dịch vụ. Đây là khoản chủ đầu tư ưu đãi cho cư dân, khi thay đổi đơn vị quản lý vận hành thì chủ đầu tư phải đóng tiền cho đơn vị mới”, ông Nghĩa chia sẻ.
Mong muốn của cư dân Ecolife Capitol và chính quyền địa phương là Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ đô nhanh chóng giải quyết các tồn tại bấy lâu, đảm bảo quyền lợi cho cư dân để ổn định cuộc sống, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.