Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 29 tháng 10 năm 2020 | 14:35

Chương trình tiếng Việt lớp 1 khiến dư luận “đau đầu”: Đâu là hướng giải quyết?

Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải dừng ngay việc giảng dạy bộ SGK Cánh Diều để khỏi ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của học sinh lớp 1, do bộ sách có rất nhiều bất cập, nội dung không phù hợp, thậm chí còn phản cảm, không mang tính giáo dục cao.

t47.jpg
Bộ sách Cánh diều của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP HCM phối hợp biên soạn. Ảnh: Dương Tâm.

 

Tập huấn gấp gáp, thiếu tài liệu

Ngay từ khi bộ SGK Cánh Diều được Bộ Giáo dục và Đào (GD&ĐT) quyết định đưa vào giảng dạy, nhiều thầy cô giáo dạy lớp 1 rất ngỡ ngàng, bởi bộ sách chưa được thực nghiệm nhưng đã được đưa vào giảng dạy chính thức, bên cạnh đó việc tập huấn cho giáo viên về thay đổi SGK gấp gáp, vội vàng.

Trao đổi với cô N.T.T, Hiệu trưởng Trường Tiểu học ở một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, được biết, thời gian tập huấn dạy SGK mới do Sở GD&ĐT tỉnh tổ chức tập trung. Công tác tập huấn được chia thành 3 đợt, mỗi đợt 1 - 2 ngày, nhà trường cử 1 - 3 giáo viên giảng dạy lớp 1 đi tập huấn, trong đó lần 1 là giáo viên, lần thứ 2 là giáo viên  còn lại và tổ trưởng, lần thứ 3 là hiệu trưởng. Phòng GD&ĐT cũng tổ chức tập huấn nhưng bằng hình thức trực tuyến, tài liệu để tập huấn do nhà trường trích ngân sách để mua cho cán bộ, giáo viên.

Theo cô N.T.T, trong buổi tập huấn chủ yếu giới thiệu phương pháp giảng dạy SGK mới, so sánh sự khác nhau giữa SGK cũ và SGK mới chứ không hề đi sâu vào nội dung của SGK. SGK mới khi giảng dạy cho học sinh nếu giáo viên có trình độ thì việc truyền đạt kiến thức cho học sinh còn thu được kết quả, còn nếu không sẽ không đạt được kết quả gì, thậm chí học sinh sẽ rất khó tiếp thu.

Cùng quan điểm, cô N.T.B.L, Hiệu trưởng Trường Tiểu học ở ngoại thành Hà Nội cho biết, trong đợt tập huấn về SGK mới, do bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chúng tôi được tổ chức tập huấn tại Phòng GD&ĐT. Tại đây, đơn vị xuất bản SGK có gửi cho mỗi trường 01 bộ để tham khảo và trưng bày các bộ SGK tại buổi tập huấn đó thôi, chứ không có tài liệu tập huấn để gửi cho từng cán bộ, giáo viên tham gia.

“Với thời gian tập huấn ngắn, bộ SGK chưa được giảng dạy thực nghiệm nên nếu có được tập huấn thì cũng như “cưỡi ngựa xem hoa”, làm sao chúng tôi có thể biết được hết những hạn chế, bất cập để có ý kiến.  Chỉ đến khi giảng dạy thực tế thì biết rằng kiến thức quá nặng, nội dung thể hiện trong các bài học còn rất nhiều vấn đề mà dư luận vừa rồi lên tiếng”, cô N.T.B.L nói.

Thực tế, có những bộ sách được biên soạn rất nhiều năm, được giảng dạy cho rất nhiều thế hệ học sinh, nhưng không được đưa vào chương trình thay SGK mới vì còn có những điều cần phải điều chỉnh. Tuy nhiên, đối với bộ SGK Cánh Diều, hoàn toàn chưa có việc thực nghiệm giảng dạy, nên chắc chắn sẽ không thể thấy được những hạn chế hay sai sót trong bộ SGK này là điều hiển nhiên.

Quá nhiều “sạn” trong bộ SGK Cánh Diều

Một giáo viên dạy tiểu học tại huyện Tân Yên (Bắc Giang) cho biết, sau khi bộ SGK Cánh Diều được đưa vào giảng dạy trong các nhà trường, chúng tôi phát hiện ra quá nhiều “sạn” trong bộ SGK này.

Nhóm soạn thảo SGK đã quá “cẩu thả” để đưa vào trong nội dung bộ sách những đoạn văn vô nghĩa, câu văn không rõ ràng, thậm chí còn có cả những câu chữ phản cảm, thiếu tính giáo dục, định hướng cho học sinh những việc làm không đúng, dung túng cho những thói hư tật xấu, bạo lực…

Lấy ví dụ ở bài Hai con Ngựa ở trang 157, giáo viên này cho biết, nhóm biên soạn đưa cuộc nói chuyện của hai chú ngựa, nhưng lại mở đường cho sự dối trá “Chủ mà giục em làm, em sẽ trốn. Ngựa ô lẩm bẩm: Có lý lắm”?! Hay ở bài Cua Cò và đàn Cá trang 117, cách dùng từ sai, không chính xác, mang tính bạo lực “Cua bèn giơ gươm” ???...

Đưa nội dung câu chuyện vào trong bài thiếu ngôn ngữ như “Ti vi có sâm cầm.... ti vi có cá mập”, trong khi nếu nói đầy đủ  phải nói trong ti vi có cảnh sâm cầm... hay trong ti vi có con cá mập. Cách dạy này vô hình dung hình thành cho học sinh cách diễn đạt lủng củng, khó hiểu sau này khi trình bày trong các bài văn của mình.

“Rất nhiều bài học, nhóm biên soạn SGK đã sử dụng từ địa phương, nhiều hơn là từ phổ thông, gây khó hiểu và khó diễn giải cho học sinh ở các vùng miền khác. Phải nói thật, đến người lớn chúng tôi còn không hiểu hết chứ đừng nói gì đến học sinh, nhất lại là học sinh ở nông thôn, miền núi’’, cô giáo này cho biết thêm.

Đâu là hướng giải quyết?

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhấn mạnh: Đổi mới chương trình giáo dục nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh…

Nếu theo tinh thần của Nghị quyết số 29 thì có lẽ, bộ SGK Cánh Diều đã “đi quá xa” với chỉ đạo của Đảng, bởi lẽ có quá nhiều sai sót trong nội dung, những nội dung này không những không mang tính giáo dục, không chú trọng vào giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống mà còn mang tính bạo lực, gian dối, phản cảm. Trách nhiệm này trước hết thuộc về Bộ GD&ĐT khi quyết định đưa bộ SGK còn nhiều sai sót này vào giảng dạy.

Trong phiên Khai mạc kỳ họp thứ 20 quốc hội khóa XIV ngày 20/10 vừa qua, đề cập đến sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình mới, Thủ tướng Chính phủ nói: “Có một số điểm chưa phù hợp” và đã yêu cầu nghiêm túc rút kinh nghiệm; giao các cơ quan chức năng tiếp thu các ý kiến đóng góp về SGK để sửa đổi ngay.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, sau khi có kết quả chỉnh sửa, hiệu đính SGK Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều, đơn vị phát hành sẽ phải cung cấp các nội dung chỉnh sửa miễn phí tới học sinh đã mua và sử dụng sách, ngoài ra, 4 bộ SGK còn lại cũng được yêu cầu rà soát kỹ.

Nói như Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, hiện nay đơn vị phát hành đang tiến hành chỉnh sửa, vậy trong thời gian chỉnh sửa này, học sinh sẽ học như thế nào? Việc hiệu chỉnh có đảm bảo không còn sai sót? Mất bao lâu thì sẽ có các nội dung đã được chỉnh sửa để các em có SGK học tập? Ai sẽ là người thẩm định việc chỉnh sửa lại này?

PGS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông, nhận định, về chất lượng, sách Tiếng Việt lớp 1 trong bộ Cánh Diều không đạt, nếu tiếp tục giảng dạy sẽ có hại cho học sinh.

Những nội dung được cho là chưa phù hợp của sách mà các chuyên gia, phụ huynh và báo chí đã nêu không thể coi là “sạn”, mà là những lỗi sai cơ bản cả về phương pháp biên soạn, ngữ liệu, tri thức về ngôn ngữ học, về mục đích dạy Tiếng Việt. Ngữ liệu của các bài đọc ngô nghê.

Người biên soạn không có tư duy văn học; phương pháp học âm vần ghán ghép các từ ngữ rất tùy tiện; nghĩa của từ đưa vào sách sai rất nhiều, không đúng thực tế sử dụng… Nếu muốn dùng để dạy thì phải biên soạn lại chứ không thể sửa chữa theo kiểu chắp vá như phương án mà tác giả đưa ra.

“Tôi cho rằng, cách xử lý như vậy là mang tính chắp vá. Bởi vì cơ sở khoa học để biên soạn sách này không xuất phát từ chuẩn mực khoa học, không đạt yêu cầu cho nên bây giờ có đưa ngữ liệu nào vào xử lý nó cũng sống sít chứ không thể là một bộ SGK đảm bảo chất lượng…Về thời gian, hiện nay trẻ em đã học rồi, bây giờ bắt chờ sửa xong học thì sẽ  gây ra bao nhiêu phiền toái cho các gia đình, vừa tốn kém vừa  ảnh hưởng lâu dài đến việc đào tạo cho các em. Chúng ta phải nhất quán quan điểm: Trẻ em không phải vật thí điểm cho các nhà khoa học. Trong trường hợp này phải thu hồi lại”, PGS Nguyễn Hữu Đạt nêu quan điểm.

Có nhiều ý kiến còn đề nghị, để đảm bảo tiến độ học tập của học sinh, giải pháp khả dĩ và tối ưu lúc này là nên sử dụng lại bộ sách Tiếng Việt cũ được biên soạn theo chương trình cải cách năm 2000.

Cũng trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 10, QH khóa XIV, Báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri cho Chủ tịch ủy ban TƯ MTTQVN Trần Thanh Mẫn có nêu: "Cử tri và nhân dân một số nơi bức xúc vì giá SGK, có dấu hiệu "lợi ích nhóm". Đặc biệt, việc phát hành và đưa vào sử dụng SGK Tiếng Việt lớp 1; bộ Cánh Diều gây ra nhiều phản ứng trong nhân dân.

 

 

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top