Đã nhiều lần chuyển hồ sơ trả về sơ thẩm, TAND TX.Sông Cầu vẫn chưa đưa vụ án ra xét xử. Dư luận đặt câu hỏi có sự “khuất tất” nào không?
Kỳ II: Có dấu hiệu hình sự về tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của công dân?
>> Vụ án “Tranh chấp QSDĐ” tại thôn Phú Dương: Lật lại hồ sơ 10 năm trước
Ngôi nhà ông Ca xây dựng trái phép trên đất dự án PAM (đất ông Tin).
Cuối năm 1992, vì cuộc sống gia đình quá khó khăn, vợ bệnh, ông Tin đi làm ăn xa, đôi lúc về chăm sóc vườn đào trong mùa thu hoạch. Lợi dụng hoàn cảnh éo le, ông Ca từ chỗ bạn với ông Tin trở thành “bè” kết nối với các cấp chính quyền và ngành chức năng địa phương, xin cấp 40.000m2 đất và cấp giấy chứng nhận QSDĐ chồng lên đất ông Tin. Ở đây, phải nói thẳng rằng: Ông Ca gần như là người trong cuộc dẫn dắt ông Tin xin được cấp đất. Biết rất rõ diện tích và khu đất ông Tin khai hoang không chỉ 20.000m2 theo quyết định cấp đất, còn vỡ hóa mở rộng hướng Nam (là những cồn cát vô chủ) thêm 28.887,9m2 thế nhưng, ông Ca vẫn cố tình xin cấp đất chồng lên đó. Phải chăng, hành vi này đã có dấu hiệu hình sự về tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của ông Tin?
Sự tiếp tay của chính quyền, cơ quan chức trách của huyện Sông Cầu lúc ấy như thế nào đối với hành vi của ông Ca? Trước hết, thời điểm cấp đất trồng cây lâu năm cho ông Tin vào ngày 27/4/1988 (thời hiệu 50 năm), chưa đầy 4 năm sau (1992) lại cấp đất tiếp cho ông Ca chồng lên đất ông Tin, lẽ nào hồ sơ lưu trữ tại xã Xuân Thịnh và ngành chức năng bị thất lạc?! Tại sao phải cấp đất cho ông Ca một cách vội vàng, không điều tra xác minh, không đúng quy trình thủ tục pháp luật đất đai?
Trước đó, trong đơn xin đất trồng rừng theo dự án PAM, ngày 5/9/1992, ông Ca khai là đã trồng được 0,5ha (5.000m2). Nhưng tại biên bản giao nhận đất ngày 31/12/1992 của Hạt Kiểm lâm huyện Sông Cầu xác nhận: Diện tích được giao 4ha, trong đó rừng đã trồng (không), không có tứ cận. Phải chăng, đây lại thêm hành vi mới có dấu hiệu hình sự về tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ông Tin (vườn đào).
Dự án PAM là trồng rừng phòng hộ ven biển với loại cây trồng là bạch đàn và keo. Với dự án này, người được cấp đất được hưởng mọi quyền lợi của 3 năm đầu (như dự án 661 - rừng phòng hộ đầu nguồn, được nhà nước hỗ trợ cây giống, gạo, tiền...). Từ năm thứ 4 trở đi, rừng trồng thuộc quyền xử lý của Ban quản lý dự án PAM.
Từ việc trên cho thấy, đất của dự án PAM là đất của ông Tin, được các ngành chức trách huyện Sông Cầu lấy cấp cho ông Ca, không có quyết định thu hồi là vi phạm pháp luật. Chẳng những thế, các cơ quan chức trách của huyện Sông Cầu còn dựa trên cơ sở các sai phạm pháp luật ấy, tiếp tục làm bộ hồ sơ khống, cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Ca vào tháng 5/2003. Qua đó, có thể khẳng định thêm: Với các điều 50, 105 và khoản I, Điều 136 Luật Đất đai 2003, ông Ca không đủ tư cách (hay điều kiện) để được cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Bởi lẽ, ông Ca không khai hoang, chỉ bám theo đất khai hoang của ông Tin; đất của dự án PAM cấp chồng lên đất ông Tin.
Nói về vụ án này, tại phiên tòa phúc thẩm, ngày 24/6/2013, đại diện UBNDTX.Sông Cầu có ý kiến: Việc giao đất cuối năm 1992 và cấp giấy chứng nhận QSDĐ vào tháng 5/2003 cho ông Ca chồng lên đất đã giao cho ông Tin là vi phạm pháp luật. Do vậy, yêu cầu của ông Tin về việc hủy các quyết định cấp đất và cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Ca là đúng với quy định pháp luật đất đai.
Do có sự rộng đường vô căn cứ của các nhà chức trách, ông Ca đã lộng hành múa mép, thách đố pháp luật, xây dựng nhà ở kiên cố trên đất dự án PAM vào năm 2003. Việc này, chính quyền xã Xuân Thịnh và TX.Sông Cầu cần sớm xem xét cưỡng chế tháo dỡ. Việc xây dựng đường bê-tông (rộng 5m x dài 120m) xuyên qua khu đất đang tranh chấp tại thôn Phú Dương, nhưng UBND xã Xuân Thịnh chỉ làm việc với ông Ca, ông Tin không được mời là tước bỏ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của ông Tin, không đúng theo quy định pháp luật đất đai. Cho nên, việc này cần phải tiếp tục làm sáng tỏ, trong đó tiền đền bù giải phóng mặt bằng và tiền đền bù cây lâu năm đi về đâu?
Do có thêm tình tiết mới, với hành vi của ông Ca có dấu hiệu hình sự, chưa được làm rõ, Bản án phúc thẩm số 41/2013/DSPT, ngày 24/6/2013, của TAND tỉnh Phú Yên, tuyên xử: Hủy bản án dân sự sơ thẩm số 20/2012/DSST ngày 10/9/2012 của TAND TX.Sông Cầu v/v “Tranh chấp QSDĐ”, giữa nguyên đơn ông Nguyễn Văn Tin và bị đơn ông Nguyễn Văn Ca; chuyển hồ sơ vụ án cho TAND TX. Sông Cầu giải quyết lại theo thủ tục chung.
Đã nhiều lần chuyển hồ sơ trả về sơ thẩm, lần này lại kéo dài gần 3 năm (từ ngày 24/6/2013 đến nay), TAND TX.Sông Cầu vẫn chưa đưa ra xét xử. Dư luận đặt câu hỏi có sự “khuất tất” nào không?
Nhóm PVPY
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.