Những vi phạm tại khu đất Phan Kế Bính (phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội) vẫn chưa bị xử lý triệt để dù đã có rất nhiều văn bản của cơ quan chức năng chỉ rõ những vi phạm nghiêm trọng.
Khu đất Phan Kế Bính được giao xây dựng bãi đỗ xe tĩnh và công trình phụ trợ biến thành nơi kinh doanh nhà hàng.
Giữa tháng 5 vừa qua, UBND quận Cầu Giấy đã tổ chức cưỡng chế các công trình vi phạm trên đất mương Nguyễn Khánh Toàn. Đến nay, hầu hết các nhà hàng quán ăn sử dụng đất sai mục đích đã được di dời. Trong khi đó, dự án mương Phan Kế Bính (quận Ba Đình), cùng mắc những vi phạm như vậy nhưng vẫn “dậm chân tại chỗ”, bên cạnh đó, một số diện tích đất tại đây có dấu hiệu xây dựng, cải tạo mới để cho thuê.
Tại cuộc họp mới đây của UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội đã yêu cầu Sở Quy hoạch – Kiến trúc kiểm tra, làm rõ trách nhiệm trong việc thỏa thuận, chấp thuận về địa điểm, quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch của dự án; Sở Xây dựng rà soát, làm rõ trách nhiệm trong việc thỏa thuận, cấp giấy phép xây dựng, để xảy ra vi phạm về quản lý trật tự xây dựng. Yêu cầu UBND quận Ba Đình khẩn trương kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng và việc sử dụng đất sai mục đích của nhà đầu tư được giao thực hiện dự án và các đơn vị cho thuê lại để sử dụng, kinh doanh.
Tuy nhiên, dường như việc xử lý các vi phạm tại khu đất Phan Kế Bính mới chỉ dừng lại ở “trên giấy”. Thực tế, các nhà hàng, cơ sở kinh doanh tồn tại trên khu đất sai mục đích nhiều năm chưa bao giờ bị cưỡng chế, xử lý nghiêm minh. Và không biết đến bao giờ, chính quyền quận Ba Đình cũng như TP Hà Nội mới thực hiện việc đưa khu đất trở về đúng mục đích là bãi đỗ xe tĩnh và công trình phụ trợ chứ không phải chỗ để cho thuê mở các cơ sở kinh doanh.
Trước đó, Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại cuộc họp xử lý vi phạm trong việc cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng, sử dụng các mương thoát nước Phan Kế Bính, Nghĩa Đô trên địa bàn TP Hà Nội.
Kết luận nêu rõ, theo quy định của pháp luật về đất đai, mương thoát nước là đất xây dựng công trình công cộng, thuộc trường hợp Nhà nước giao để quản lý mà không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, việc UBND TP Hà Nội ra quyết định cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mương thoát nước Phan Kế Bính (thời hạn 20 năm), mương thoát nước Nghĩa Đô (thời hạn 50 năm) cho doanh nghiệp với hình thức sử dụng riêng, trong đó mương thoát nước Phan Kế Bính đã được quy hoạch sử dụng để mở rộng đường Phan Kế Bính là vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đất đai và quy hoạch.
Các doanh nghiệp được thuê đất mương thoát nước để "cống hóa" làm bãi đỗ xe và công trình phụ trợ nhưng phần lớn diện tích đất mương sau khi "cống hóa" đã được cho thuê xây dựng showroom, văn phòng, nhà hàng, một phần diện tích bị chuyển nhượng, diện tích đất dành cho trồng cây xanh lại sử dụng làm sân bê-tông là sử dụng đất sai mục đích, vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đất đai và xây dựng.
Chủ trương của UBND TP Hà Nội về dùng quỹ đất sạch, quỹ đất 20% trong các khu đô thị và quỹ đất khác tương đương với giá trị công trình mà doanh nghiệp đã xây dựng trên mương thoát nước Phan Kế Bính để giao cho Công ty cổ phần Đa Quốc Gia thực hiện dự án đầu tư kinh doanh và giao cho công ty này làm chủ đầu tư dự án mở rộng đường Phan Kế Bính là không có cơ sở pháp luật, có nguy cơ thất thoát nguồn lực của Nhà nước.
Trước những vi phạm nêu trên, Phó Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẩn trương kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm các vi phạm nói trên. Tiến hành thu hồi các quyết định cho thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các mương thoát nước Phan Kế Bính, Nghĩa Đô đã cấp cho doanh nghiệp; xử lý đối với đất sử dụng sai mục đích, các công trình xây dựng không phép, sai phép và giải quyết các vấn đề phát sinh, liên quan theo đúng quy định của pháp luật.
Rõ ràng, với những vi phạm nghiêm trọng mà Báo Nhân dân Điện tử và các cơ quan báo chí phản ánh hơn một năm qua, TP Hà Nội cần có các biện pháp xử lý dứt điểm các vi phạm tại khu đất Phan Kế Bính, tránh để “nhờn luật” gây bức xúc trong dư luận.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.