Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 12 năm 2014 | 7:44

Cơ quan điều tra vào cuộc vụ đường dây 110kV Thác Bà – Việt Trì lãng phí tiền tỷ!

KTNT - Trao đổi nhanh với Bí thư Thành ủy Việt Trì (ngày 9/12) về trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án Di chuyển cải tạo đường dây 110kV Thác Bà – Việt Trì từ cột 371 đến cột 391 gây lãng phí tiền tỷ, ông Nguyễn Quốc Liên cho biết, hiện vụ việc đang được cơ quan cảnh sát điều tra vào cuộc làm rõ.
 
>> Trách nhiệm của UBND TP. Việt Trì đến đâu trong Dự án cải tạo đường dây 110kV?

>> Phú Thọ: Lãng phí tiền tỷ từ Dự án cải tạo đường dây 110KV Thác Bà – Việt Trì!
 
Như Kinh tế nông thôn đã đăng tải, dự án “Di chuyển cải tạo đường dây 110 KV Thác Bà – Việt Trì từ cột 371 đến cột 391 phục vụ bồi thường GPMB xây dựng Quảng trường Hùng Vương và Trung tâm dịch vụ tổng hợp TP Việt Trì” với trị giá gần 27 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước mới "khai sinh" (năm 2010) đã vội vàng “khai tử” , gây lãng phí lớn và tạo dư luận xấu trong nhân dân.

Ngày 21/11/2014 của UBND TP Việt Trì đã có báo cáo 193/BC-UBND. Qua đó, báo cáo chỉ rõ, đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế là Công ty CP tư vấn năng lượng đã thiếu trách nhiệm trong việc khảo sát, lập phương án di chuyển lưới điện cao thế110kV, đưa hướng tuyến đi vào khu dân cư và không đảm bảo an toàn của ngành điện, dẫn đến 7 vị trí cột không kéo được dây.
 
Dự án gây lãng phí tiền nhà nước
 
BQL dự án, Ban BTGPMB, đơn vị thi công, tư vấn giám sát đã thiếu sót trong việc rà soát các vướng mắc về bồi thường GPMB.

Tuy nhiên, là đơn vị chủ đầu tư, UBND TP Việt Trì đã phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình và có Quyết định chỉ thầu số 16765/QĐ-UBND ngày 29/12/2010 cho Công ty lưới điện cao thế miền Bắc. 

Cũng như, sau khi triển khai, dự án không “thông đồng bén giọt” như chiếc bánh vẽ mà các cơ quan TP Việt Trì đề ra, thì cũng chính UBND TP Việt Trì đã chủ động làm việc với Công ty lưới điện cao thế miền Bắc, Sở GTVT, Sở Nông nghiệp và PTNT thống nhất báo cáo UBND tỉnh Phú Thọ để đề nghị Bộ GTVT cho điều chỉnh hướng tuyến cột.
 
Và cũng chính từ áp lực tiến độ GPMB thi công Quảng trường Hùng Vương, UBND TP Việt Trì đã phê duyệt tuyến tạm từ cột 380A đến 384 với giá 1,6 tỷ đồng để di dời toàn bộ lưới điện ra khỏi Quảng trường. Hay ngay cả khi cần thu hồi 7 cột thép (từ 382A đến 388A) không dùng đến thì cũng chính chủ đầu tư bỏ tiền thuê đơn vị tháo dỡ và thanh lý số tài sản trên.

Nhưng trách nhiệm của đơn vị này cũng như những cá nhân liên quan đến việc thẩm định, phê duyệt dự án lại chưa được làm rõ trong bản báo cáo, khiến dư luận đặt nhiều dấu hỏi.  

Liên quan đến vụ việc, ngày 9/12, phóng viên báo Kinh tế nông thôn đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Quốc Liên, Bí thư Thành ủy Việt Trì, ông Liên cho biết: Hiện, UBND TP Việt Trì đã có văn bản báo cáo với UBND tỉnh Phú Thọ về việc triển khai dự án Di chuyển cải tạo đường dây 110kV Thác Bà – Việt Trì. Về trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan đến sự việc đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ vào cuộc, làm rõ – ông Liên khẳng định.

Xác nhận với phóng viên, lãnh đạo Công an tỉnh Phú Thọ khẳng định: Hiện vụ việc đang giao cho Công an TP Việt Trì thụ lí theo phân cấp quản lí địa bàn. Hiện, Thanh tra tỉnh Phú Thọ cũng đang vào cuộc nhưng đến nay chưa có kết luận cuối cùng. 

Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin./.
 
Thành Vinh
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top