Thời gian qua, hàng chục hộ dân sống xung quanh cơ sở tái chế nhựa Phạm Văn Việt (thuộc tổ 12, phường Thủy Phương, TX. Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế) rất bức xúc khi phải sống chung với mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường… từ khi cơ cở này thải ra.
Theo phản ánh của người dân, cơ sở tái chế nhựa Phạm Văn Việt hoạt động đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân 2 phường Thủy Phương và Thủy Dương vì phải sống trong bầu không khí ngột ngạt, khét lẹt mùi nhựa, nước màu đen kịt…
Anh Nguyễn Đình Thành (31 tuổi, phường Thủy Phương) là hộ dân sống gần cơ sở nhựa bức xúc cho biết: “Tôi và những người dân nơi đây phải sống chung với không khí ô nhiễm gần 4 năm nay. Vào sáng sớm còn đỡ, đến gần trưa cơ sở đi vào hoạt động thì mùi khét, hắc nồng nặc cộng thêm gió chướng là mùi hôi bay thẳng vào nhà không thể nào chịu nổi, đôi lúc mấy đứa nhỏ bị chóng mặt buồn nôn nên gia đình đã đem về sống với ngoại”.
“Không những vậy, xe chở bao bì, rác thải thường xuyên rơi vãi dọc đường rất mất vệ sinh. Phía trong cơ sở rác còn chất cả đống, không che đậy đàng hoàng nên ruồi nhặng bu đầy, hôi thối khiến cả khu chúng tôi “ngẹt thở” cả ngày lẫn đêm, có lúc cơ sở còn hoạt động vào buổi đêm làm chúng tôi không thể ngủ yên được. Nhiều người bảo tôi chuyển đi nơi khác ở nhưng điều kiện gia đình khó khăn đành phải chấp nhận ở đây, chỉ mong chính quyền sớm giải quyết cho dân chúng tôi đỡ khổ”. Anh Thành nói tiếp.
Để quan sát kĩ hơn về vấn đề xả thải ra môi trường của cơ sở, chúng tôi đã đi vòng phía sau thì thấy nơi dòng nước mà cơ sở thải ra có màu đen kịt, rác nổi đầy trên măt nước và có mùi hôi rất khó chịu. Tại đây, chúng tôi cũng nhận được nhiều ý kiến phản ánh, bức xúc của người dân.
Anh Nguyễn Đình Hay (32 tuổi, phường Thủy Phương) nói: “Tôi cùng một số người sống bằng nghề nuôi cá ở dưới hạ lưu dòng chảy này đã lâu, năm nào cũng ăn nên làm ra nhưng từ khi cơ sở nhựa đó dựng lên là nước ở đây chuyển thành màu đen liền, cá bị bệnh liên tục. Đợt vừa rồi nhà tôi chết gần 1 tấn cá, thiệt hại gần 40 triệu đồng. Nếu nuôi một lứa mà như vậy thì chắc tôi phải chuyển nghề khác. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền nhưng không thấy khả quan”.
Trao đổi với phóng viên, ông Trương Văn Công, Chủ tịch UBND phường Thủy Phương, cho biết: Cơ sở tái chế nhựa này có giấy phép kinh doanh với tên là doanh nghiệp Phạm Văn Việt, người đăng ký giấy phép kinh doanh thì chỉ nhớ tên là Tuyết và có cam kết bảo vệ môi trường.
“Chính quyền địa phương đã nhiều lần nhận được phản ánh của người dân về vấn đề này và đã cử đoàn xuống trực tiếp kiểm tra. Đồng thời, kiến nghị, đề xuất lên cấp trên về việc xử lý cơ sở này. Trước đó, Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Hương Thủy đã nhiều lần đến kiểm tra và lập biên bản. Tuy nhiên, sau đó, cơ sở này vẫn tiếp tục tái diễn về việc gây ô nhiễm môi trường. Sắp tới phường sẽ tiến hành thành lập đoàn kiểm tra, và có biện pháp xử lý nghiêm đối với cơ sở này”, ông Công thông tin thêm.
Phan Tiến – Hải Nguyên
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.