Công an chính quy về xã, người dân Hà Tĩnh “ăn ngon, ngủ yên”
Lực lượng công an xã chính quy (CAXCQ) ở Hà Tĩnh đã thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền, các tầng lớp nhân dân. Họ đã chủ động vượt khó, giữ vững ANTT trên địa bàn và không ngại bất cứ việc gì, luôn vì dân phục vụ…
Luôn “vì dân phục vụ”
Trở lại “rốn lũ” Tân Lâm Hương (Thạch Hà) một ngày cuối năm, gặp chúng tôi bà Phạm Thị Tôn (77 tuổi, ở thôn Tiền Thượng) vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại giây phút được các chiến sỹ công an xã cứu khỏi dòng nước lũ trong đợt lũ lụt giữa tháng 10/2020.
“Lúc nước dâng đột ngột, 2 ông bà chỉ kịp leo lên chạn, may thay khi tiếp nhận thông tin từ hộ dân bên cạnh, Thiếu tá Nguyễn Văn Hoành – Trưởng Công an xã Tân Lâm Hương và các chiến sỹ công an xã đã tức tốc chèo thuyền vào, dỡ mái ngói, đưa chúng tôi ra ngoài…Nói thật, nếu không có các chú công an đến cứu kịp thời thì tính mạng của vợ chồng chúng tôi chẳng sẽ biết ra sao...”, bà Tôn kể.
Thiếu tá Hoành vui vẻ chia sẻ: “Ngoài nhiệm vụ chính là đảm bảo ANTT, anh em còn tranh thủ ngày lễ, ngày nghỉ xuống các thôn, xóm giúp bà con dọn dẹp vườn tược, phong quang đường làng, ngõ xóm, xây dựng vườn mẫu, nông thôn mới, giúp được gì cho dân chúng tôi luôn sẵn sàng, nhận nhiệm vụ bất cứ lúc nào”.
Tốt nghiệp Học viện an ninh, có 10 năm công tác trong ngành với nhiều vị trí công tác, trước khi được điều động làm Trưởng Công an xã Thạch Kênh, Thượng úy Nguyễn Chân Tiệp là cán bộ đội Điều tra tổng hợp, Công an huyện Thạch Hà.
Thượng uý Tiệp tâm sự: “Việc của công an xã như một công an huyện thu nhỏ, đủ thứ việc cần giải quyết, do đó, ngày mới về địa phương tôi phải vừa làm, vừa học. Người mới, việc mới và địa bàn mới nên đầu tiên là phải gần anh em, gần chính quyền, gần Nhân dân để biết người dân, chính quyền cần gì, trong đợi gì vào lực lượng Công an chính quy khi được triển khai về xã, làm như thế nào để áp ứng được kỳ vọng của người dân, chính quyền trong công tác đảm bảo ANTT. Với đặc thù của xã thì Công an xã phải luôn có mặt 24/24 để phục vụ giải quyết tất cả các vụ việc của người dân nên công tác ứng trực cần phải thực hiện nghiêm túc”.
Tuy nhiên, khi nói về mình, Thượng uý Tiệp vẫn hết sức khiêm tốn: “Rất may mắn cho tôi và các đồng nghiệp là các đồng chí Lãnh đạo Công an huyện, các anh chị của các đội nghiệp vụ ở Công an huyện Thạch Hà luôn chỉ đạo, hướng dẫn tận tình, động viên công an chính quy yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ không chỉ về tinh thần mà bằng các chính sách thiết thực nên mọi khó khăn, vướng mắc về công việc luôn được tháo gỡ kịp thời, qua đó giúp tôi ngày càng trưởng thành hơn…”.
Thượng tá Nguyễn Hoài Việt – Trưởng Công an huyện Thạch Hà cho biết: “Đội ngũ công an chính quy điều động về các xã, thị trấn được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ, có kiến thức pháp luật, năng lực, kinh nghiệm công tác; đặc biệt các đồng chí là Trưởng, Phó trưởng Công an xã được lựa chọn kỹ càng nên phát huy tốt vai trò nòng cốt trong tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xã, thị trấn ban hành và triển khai nhiều kế hoạch, biện pháp bảo đảm ANTT và củng cố phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc tại địa bàn. Nổi bật là giữ vững tình hình ANTT, nhất là trong thời gian tổ chức đại hội Đảng các cấp, cứu hộ, cứu nạn khi mưa lũ, lực lượng nòng cốt trong phòng chống dịch Covid – 19. Công an xã chính quy cũng đã rất quyết liệt giải quyết những vấn đề tồn tại lâu nay tại cơ sở như nạn đánh bắt chim trời, xung kích điện đánh bắt thuỷ sản. Điều đặc biệt vui mừng, phấn khởi là cấp uỷ, chính quyền các cấp và Nhân dân đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ rất nhiều đối với lực lượng Công an chính quy tại cơ sở”.
CACQ về xã tạo tình hình an ninh trật tự của thôn làng được giữ vững, bà con rất hưởng ứng, vui mừng, phấn khởi.
“CACQ về xã tạo tình hình an ninh trật tự của thôn làng được giữ vững, giảm bớt các tệ nạn xã hội, đời sống nhân dân ổn định, bà con rất hưởng ứng, vui mừng, phấn khởi. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân về đây tích cực cùng bà con địa phương xây dựng NTM. Chính điều này đã làm cho tình cảm giữa người dân và lực lượng công an trở nên gần gũi hơn để người dân thực sự là “tai mắt” quan trọng trong công tác đảm bảo ANTT ở địa phương”, Chủ tịch UBND xã Thạch Kênh (Thạch Hà) Nguyễn Thiện Chung đánh giá.
Không ngại khó xung phong về cơ sở
Thực hiện chủ trương điều động Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã điều động 981 Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã ở 195/195 xã, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.
LLCACQ ở Hà Tĩnh đã chủ động vượt khó, giữ vững ANTT trên địa bàn và không ngại bất cứ việc gì, luôn vì dân phục vụ…
Hà Tĩnh hiện có 58 nữ công an chính quy công tác tại xã, so với nam giới, họ có những khó khăn riêng, đặc biệt là với đặc thù thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANTT tại địa bàn cơ sở. Thế nhưng, với tinh thần vượt khó, tất cả “vì dân phục vụ”, họ đang dần khẳng định mình trong môi trường mới…
Thiếu úy Nguyễn Thị Việt Hà, công an xã Thiên Lộc (Can Lộc – Hà Tĩnh) tâm sự, khi triển khai Đề án bố trí Công an chính quy về xã, bản thân đã thấy được trách nhiệm của mình cần xung kích, đi đầu noi gương nên tôi đã viết đơn tình nguyện về cơ sở. Bản thân tôi cũng xác định đây là cơ hội tốt để rèn luyện, trải nghiệm bản thân trưởng thành hơn trong vị trí công tác mới, để được gần dân, hiểu dân và làm nhiều việc tốt vì nhân dân.
Được biết, chồng của Thiếu úy Hà cũng đang công tác trong ngành Công an, hiện là phó trưởng Công an xã tại tỉnh Sơn La. Mặc dù con đang còn nhỏ, chồng công tác xa nhà, nhưng Hà đã vượt lên những khó khăn thường nhật để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hằng ngày, ngoài việc thực hiện tốt công tác trực tại Bộ phận giao dịch một cửa của UBND xã, tiếp dân…, Hà luôn dành nhiều thời gian để xuống cơ sở, nắm bắt tình hình, đặc biệt là liên quan đến công tác quản lý nhân hộ khẩu trên địa bàn.
Thiếu úy Nguyễn Thị Việt Hà chia sẻ thêm: “Về cơ sở, tôi cũng nhận được sự phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của cấp ủy, chính quyền địa phương. Tuy nhiên, Thiên Lộc là địa bàn có những tiềm ẩn về ANTT nên có những khó khăn, thử thách mới. Để bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới cũng đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng. Tuy nhiên, tôi luôn xác định khó khăn chính là động lực để bản thân không ngừng cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Lực lượng công an chính quy về nhận nhiệm vụ tại địa phương nhận được rất nhiều tình cảm, sự quan tâm của bà con (Bà Nguyễn Thị Xin, thôn Tri Lễ, xã Thạch Kênh (Thạch Hà) tặng rau cho công an xã).
Đại tá Lê Khắc Thuyết - Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh nhận xét: “Việc điều động công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã không chỉ tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác đảm bảo ANTT tại cơ sở mà còn tạo được niềm tin đối với cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân.
Lực lượng công an xã đã thực sự lăn lộn, từ việc tham mưu, xây dựng, triển khai các biện pháp đảm bảo ANTT, giải quyết kịp thời, dứt điểm các vấn đề phức tạp, vụ việc nổi cộm ở cơ sở cho đến tham gia các phong trào thi đua ở địa phương, không ngại bất cứ việc gì, luôn vì dân phục vụ…
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.