Các đối tượng liên quan đến vụ cà phê nhuộm pin ở Đắk Nông đã bị bắt giữ và sản phẩm vi phạm đã được ngăn chặn kịp thời.
Con đường vòng vèo của số lượng lớn cà phê nhuộm pin Con Ó tỉnh Đắk Nông đã được làm rõ trong cuộc họp báo chiều 26/4, do UBND tỉnh Đăk Nông và Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh tổ chức.
Các đối tượng liên quan đã bị bắt giữ và sản phẩm vi phạm đã được ngăn chặn kịp thời không để thâm nhập sâu hơn vào thị trường.
Theo thông tin tại cuộc họp báo, sau gần 10 ngày đấu tranh, Cơ quan cảnh sát điều tra đã có đủ căn cứ để khởi tố vụ án và bắt giữ khẩn cấp Nguyễn Thị Thanh Loan và 4 đối tượng liên quan đến vụ việc.
3 tấn sản phẩm hỗn hợp cà phê trộn sỏi, nhuộm đen bằng pin được Nguyễn Thị Thanh Loan khai nhận bán cho Lê Thị Hồng Thơ và Trần Văn Tuấn (trú tại xã Nâm Njang), sau đó hỗn hợp này tiếp tục được bán cho Phan Thị Dung (GĐ công ty TNHH sản xuất thương mại Thảo Dung, tỉnh Bình Phước) để trộn vào hồ tiêu.
Phan Thị Dung đã dùng một phần trong 3 tấn này để trộn lẫn vào hồ tiêu hạt khô, đóng vào 360 bao để vào kho, tổng khối lượng là 9 tấn. Theo đối tượng khai nhận, việc trộn tạp chất là để làm tăng khối lượng hồ tiêu.
Sau khi nghe được thông tin hành vi của Nguyễn Thị Thanh Loan bị Công an tỉnh Đak Nông phát hiện, Phan Thị Dung đã cho pha trộn lượng hỗn hợp còn lại với vôi, phân lân và phân heo, rồi mang ra giấu ở vườn cao su, mục đích để tẩu táng, tiêu hủy chứng cứ.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đăk Nông thu giữ 9 tấn hồ tiêu (có trộn hỗn hợp cà phê pin) và 11 tấn hỗn hợp pha trộn với vôi, phân lân, phân heo; lấy mẫu gửi Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an để giám định.
Với kết quả điều tra cho đến thời điểm này, có thể cho phép nhận định rằng, hỗn hợp do Nguyễn Thị Thanh Loan và Nguyễn Xuân Bảo làm ra đã bị cơ quan công an tỉnh Đăk Nông kịp thời phát hiện, ngăn chặn và thu giữ. Hỗn hợp này chưa bị pha trộn, chế biến thành các sản phẩm như bột cà phê, bột tiêu và tung ra thị trường. Hiện Cơ quan cảnh sát điều tra đang tiếp tục điều tra và làm rõ vụ án theo quy định của pháp luật.
Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đăk Nông cho biết, cơ quan cảnh sát điều tra tiếp tục củng cố chứng cứ từ lời khai của các đối tượng bị bắt giữ, của các nhân chứng, từ nguồn giám định, vật chứng đã thu giữ và các nguồn khác để tiếp tục chứng minh làm rõ hành vi vi phạm pháp luật theo điều 317 Bộ luật hình sự về tội vi phạm các quy định về vi phạm an toàn thực phẩm để làm rõ tính chất mức độ của hành vi này để đề nghị xử lý theo đúng quy định của pháp luật./.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.