Báo Kinh tế nông thôn nhận được thông tin, ngày 22/8/2015, trong khi người dân khu 3, xã Tử Đà (Phù Ninh - Phú Thọ) chuẩn bị đất trồng hoa màu thì không hiểu ở đâu, một tốp người mặc quân phục công an đến gây khó dễ. Điều đáng nói là, các cơ quan hữu quan tỉnh Phú Thọ cũng không hay biết việc này (?!).
Người dân la hét “bất lực” trước sức mạnh của những thanh niên mặc quân phục công an (ảnh cắt từ video)
Qua tiếp cận nguồn tin và những tư liệu chúng tôi có được, vào khoảng 10 giờ ngày 22/8/2015, bà con khu 3, xã Tử Đà đang chuẩn bị đất trồng hoa màu thì có một tốp người mặc quân phục công an với số lượng đông đến cản trở, ảnh hưởng đến việc sản xuất. Đỉnh điểm của sự việc là xô xát đã xảy ra giữa những người mặc quân phục công an và một số người dân. Thậm chí, họ còn bẻ tay người dân và “buông” những lời lẽ khiếm nhã khiến dư luận bất bình.
Một nhóm thanh niên mặc quần áo của lực lượng cảnh sát cơ động tại hiện trường (ảnh cắt từ video).
Nhằm khách quan thông tin, mang lại công bằng cho nhân dân và sự trong sạch của lực lượng công an, chúng tôi liên hệ làm việc với chính quyền sở tại và được ông Vũ Minh Lý, Chủ tịch UBND xã Tử Đà, cho biết: “Việc này xã không biết, hôm đấy tôi đi vắng, chỉ biết chiều cùng ngày có cuộc họp về việc xô xát nhưng không có văn bản”.
Ông Nguyễn Phúc Suyên, Chánh văn phòng UBND huyện Phù Ninh, cũng cho hay: “Tôi không để ý lắm. Không có việc đấy”.
Chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng từ chính quyền huyện, xã, chúng tôi trực tiếp liên hệ làm việc với Công an huyện Phù Ninh. Bà Dương Thị Thúy Hạnh, Phó đội trưởng Đội Tổng hợp, Công an huyện Phù Ninh, cho biết: “Việc phát ngôn của ngành là Phòng PX15 Công an tỉnh, họ tiếp các anh hoặc có giấy giới thiệu về huyện”. Chúng tôi cố gắng làm sáng tỏ thông tin sáng 22/8/2015 có lực lượng công an nào ra hiện trường nêu trên hay không nhưng bà Hạnh từ chối khéo: “Các anh muốn biết kỹ phải đi từ trên xuống”.
Nhằm đi đến cùng sự việc, khoảng 14 giờ ngày 26/2/2016, chúng tôi tiếp tục liên hệ làm việc với Công an tỉnh Phú Thọ, được ông Nguyễn Đức Viễn, Trưởng phòng PX15, cho biết: “Việc này tôi báo cáo ban giám đốc, trả lời bằng văn bản hoặc làm việc trực tiếp”.
Khi chúng tôi cung cấp tư liệu thì ông Viễn nhận ra đây là lực lượng công an huyện Phù Ninh và cảnh sát cơ động tỉnh Phú Thọ. Thậm chí, ông Viễn còn chỉ rõ có ông Dũng, Phó công an huyện Phù Ninh, tại hiện trường.
“Về phương pháp hoặc tác phong làm việc anh em có lời nói không văn hóa lắm thì phải xin lỗi dân”, ông Viễn nói.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Nhất Nam
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.