Công an tỉnh Thái Bình vừa ban hành công văn chỉ đạo về việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn tình trạng giả danh phóng viên báo chí tác nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Công văn số 1183 ban hành ngày 11/10 do Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, Thiếu tướng Lê Đình Nhường ký.
Công văn nêu: Thời gian gần đây xuất hiện một số đối tượng giả danh một số cơ quan báo chí vào địa bàn tỉnh hoạt động. Lợi dụng danh nghĩa phóng viên để ký hợp đồng quảng cáo, kêu gọi ủng hộ các quỹ từ thiện trái quy định. Đặc biệt đã dùng âm thanh, hình ảnh để đe dọa, cưỡng đoạt tài sản.
Công văn của Công an tỉnh Thái Bình |
Công an tỉnh yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường công tác bảo vệ an ninh, chính trị nội bộ, công tác bảo vệ bí mật nhà nước, thực hiện tốt quy định về người phát ngôn.
Khi có phóng viên các cơ quan báo chí đến làm việc, yêu cầu xuất trình thẻ nhà báo do Bộ TT&TT cấp hoặc xuất trình giấy giới thiệu có chữ ký, đóng dấu của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan báo chí (các giấy tờ khác không có giá trị thay thế cho thẻ nhà báo).
Không giới thiệu xuống các đơn vị thành viên trực thuộc cơ quan, đơn vị mình nếu phóng viên của cơ quan báo chí không có thẻ nhà báo, giấy giới thiệu theo quy định.
Khi phát hiện có dấu hiệu sách nhiễu, tiêu cực, vi phạm đạo đức nghề nghiệp của phóng viên báo chí, hành vi vi phạm pháp luật, hoạt động lợi dụng danh nghĩa báo chí… thông báo kịp thời về Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA 83 - Công an tỉnh) hoặc Công an TP, Công an huyện để giải quyết.
Theo Phó giám đốc Công an tỉnh, Đại tá Nguyễn Đình Trung, đây là giải pháp ngăn chặn những đối tượng mạo danh phóng viên, nhà báo để trục lợi.
“Thời gian vừa qua, nhiều đối tượng mạo danh cơ quan báo chí về liên hệ làm việc với địa phương, sau đó đề nghị ký kết hợp đồng truyền thông quảng cáo, nhũng nhiễu địa phương và doanh nghiệp. Một vài trường hợp quay video, clip, sau đó liên hệ với doanh nghiệp để đòi tiền… Những hành vi này làm ảnh hưởng tới an ninh trật tự địa phương, ảnh hưởng tới danh dự, uy tín của các nhà báo chân chính”, Đại tá Trung cho biết.
Kiên Trung/Vietnamnet.vn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.