Công trình tại địa chỉ số nhà 23 Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) có nhiều sai phạm trong xây dựng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu chịu lực của ngôi nhà, đe dọa tính mạng người dân bất cứ lúc nào. Thế nhưng không hiểu sao, công trình này vẫn “ngang nhiên” tồn tại khiến gia đình ông Phạm Đình Đông (trú tại tầng 1 số nhà 23 Hàng Bạc) vô cùng lo lắng và bức xúc.
Công trình sai phạm của hộ gia đình ông Trung
Trước sự việc trên, ông Đông liên tục làm đơn phản ánh tới các cơ quan chức năng của phường Hàng Bạc và quận Hoàn Kiến, thế nhưng đến nay công trình này không hiểu sao vẫn ngang nhiên tồn tại, thách thức dư luận và bất chấp tính mạng người dân.
Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Xuân Đán - Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Bạc, cho biết: Ngày 14/4/2017, Tổ thanh tra xây dựng phường đã lập biên bản vi phạm trật tự xây dựng tại tầng 3 số nhà 21-23 Hàng Bạc của hộ ông Trung bà Quỳnh về hành vi vi phạm xây dựng không phép; tự dỡ bỏ trần nhẹ, mái tôn tầng 3 (diện tích 9,8m x 5,7m ), gia cố 7 cột sắt chữ I, đặt sàn nhẹ cao 3,3m. Phía trên mái tầng 3 (diện tích 11,2m x 5,7m), dựng cột sắt tròn và lắp đặt vì kèo sắt, đỉnh vì kèo cao 3,6m chân vì kèo cao 2,7m. Ngày 17/4/2017, UBND phường ban hành quyết định đình chỉ xây dựng và ngày 25/4/2017, ban hành quyết định về việc cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm.
Cũng theo ông Đán, sau khi nhận được đơn (ghi ngày 18/4/2017) của hộ ông Phạm Đình Đông (trú tại tầng 1 số nhà 23 Hàng Bạc), ngày 21/4/2017 và ngày 5/5/2017, UBND phường đã tổ chức mời Thanh tra xây dựng quận, cán bộ cơ sở khu dân cư và hai hộ họp thống nhất phương án giải quyết. Theo đó, yêu cầu gia đình ông Trung bà Quỳnh tự khắc phục dỡ bỏ phần khung cột, mái tầng 4, bỏ bớt và làm nhẹ phần khung trần tầng 3, lợp lại mái tôn tầng 3 theo nguyên trạng.
Ngày 29/5/2017, gia đình ông Trung đã hạ phần khung sắt, vì kèo mái tầng 4 từ 3,6m xuống còn 2,4m, chân mái còn 1,5m, ngày 19/6/2017, đã cắt tháo toàn bộ phần tầng 4, hạ mái tôn áp sát xuống trần tầng 3 và ngày 26/6/2017, đã tháo dỡ xong toàn bộ phần cột thép chữ I tầng 3. Toàn bộ tầng 4 và các cột thép tầng 3 đã tháo dỡ, mái tôn đã áp sát trần tầng 3, không còn khả năng cơi nới, tăng diện tích sử dụng, các kết cấu tường, sàn nhà cũ vẫn được giữ nguyên. Các vi phạm cơ bản đã được khắc phục.
Tuy nhiên, công trình vẫn còn tồn tại trần tầng 3 kết cấu khung thép hộp, trên dải ván, xung quang bo bằng dầm thép I nằm trên đỉnh tường cũ cao 3,3m (cao hơn trần cũ 30cm). Phần chân mái tôn phía trước đã áp xuống trần tường, chân mái sau áp xuống trần cao hơn chân mái cũ khoảng 50cm. Đỉnh mái tôn cao hơn đỉnh cũ khoảng 80cm. Hộ ông Đông tầng 1 có đơn yêu cầu tháo dỡ toàn bộ phần trần tầng 3 và mái tôn để trở về nguyên trạng.
Ngày 22/9/2017, UBND phường tổ chức mời họp các hộ dân có liên quan trong số nhà 21-23 Hàng Bạc cùng các cán bộ cơ sở để lấy ý kiến về nội dung đơn thư và giải quyết tồn tại trật tự xây dựng trong số nhà.
Tại cuộc họp các ban ngành đã giải thích, vận động nhưng hộ ông Đông, bà Nga không đồng thuận vẫn yêu cầu tháo dỡ toàn bộ trần và mái tôn để trả về nguyên trạng cũ. Ngày 29/9/2017, UBND phường tổ chức họp với các đơn vị liên quan của quận, phường và đơn vị tư vấn lập hồ sơ biện pháp để thông qua phương án tổ chức cưỡng chế tháo dỡ báo cáo UBND quận.
UBND phường cùng đơn vị tư vấn lập hồ sơ, hoàn thiện bổ sung phương án tháo dỡ theo hướng dẫn của Phòng quản lý đô thị quận để đảm bảo an toàn của công trình và các hộ dân liền kề trong và sau khi thực hiện cưỡng chế. Sau khi UBND quận phê duyệt phương án, biện pháp thi công tháo dỡ, UBND phường tổ chức phối hợp cùng các đơn vị liên quan thực hiện cưỡng chế theo quy định.
Huyền Trang/PLVN
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.