Việc “bội tín” trong thực hiện hợp đồng của Công ty CP Bê tông Readymix Việt Nam (Cty bê tông) khiến 32 hộ dân thôn Mộc Hoàn Giáo, xã Vân Côn, Hoài Đức (Hà Nội) dở khóc dở cười, bởi 6.000m2 đất nông nghiệp bị phế thải bê tông bao phủ, khó cải tạo...
Theo phản ánh của người dân đến Báo Kinh tế nông thôn cho rằng, mình bị lừa sau khi đặt bút ký hợp đồng cho Công ty Bê tông thuê 6.000m2 đất nông nghiệp làm trạm bê tông thương phẩm.
Sự việc bắt đầu từ tháng 12/2005, khi anh Nguyễn Xuân Hà, đại diện Công ty Bê tông tới gặp người dân vận động xin thuê một số đất nông nghiệp thuộc xứ Đồng Bài N. Sau khi thuyết phục được người dân và hợp đồng ghi rõ: “Khi hết thời gian thuê thì bên thuê sẽ phải dọn dẹp mặt bằng và bàn giao cho dân đầy đủ diện tích”.
Tuy nhiên, đến ngày 30/9/2013, hết thời hạn hợp đồng, Cty bê tông đã im lặng “cuốn gói”, bỏ lại ngổn ngang phế thải bê tông, có cột sâu từ 2-3 mét…
Theo ghi nhận của phóng viên tại hiện trường, cả cánh đồng của người dân thành bãi hoang tàn, ngổn ngang những gò, đống bê tông. Từng khối dày từ 80cm – 1m, những cột bê tông vuông 25cm cắm sâu xuống lòng đất 3 - 4m.
Ông Nguyễn Văn Tú, một trong những hộ dân thôn Mộc Hoàn Giáo cho Công ty Bê tông thuê đất bức xúc: “Năm đó thấy cho thuê đất lợi hơn làm ruộng, lại có món tiền kha khá làm vốn nên chúng tôi đã cho Công ty bê tông thuê, ai ngờ sự việc lại ra nông nỗi này”.
Cũng tình trạng “giở khóc giở cười” như ông Tú, ông Nguyễn Hữu Ninh xót xa: “Cả nhà đều trông chờ vào mấy sào ruộng, giờ xem như “mất đất” canh tác phải đi làm thuê mới đủ ăn. Nếu tính ra, bình quân mỗi sào (360m2) ruộng thu được khoảng 8 triệu đồng/vụ/4 tháng, cuộc sống cũng đỡ vất vả hơn phần nào. Đằng này, người dân không có việc làm trong khi đất bỏ hoang đến nay đã là 9 tháng và chưa biết sẽ bị tiếp tục sẽ bỏ hoang đến bao giờ?”.
Không chỉ những cột, khối mà còn từng hố sâu bê tông. |
Nhất Nam – Vinh Quang
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.