Công ty CP Gạch ngói Cầu Họ báo cáo giải trình bao biện
Nhiều lần chỉ đạo khai thác đất trái phép trong khuôn viên trụ sở bị phản ánh; khi phóng viên phát hiện quả tang, Giám đốc Công ty CP Gạch ngói Cầu Họ đã thừa nhận sai phạm...
Thế nhưng, khi cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xác minh và yêu cầu báo cáo giải trình các sai phạm, ngược lại với mong đợi, Giám đốc công ty này lại bao biện, báo cáo chưa đúng sự thật (?!)
Tại Bản giải trình gửi UBND huyện Cẩm Xuyên và Công an huyện Cẩm Xuyên được ông Trần Xuân Dũng, Giám đốc Công ty CP gạch ngói Cầu Họ ký ngày 09/9/2022 có nội dung cụ thể như sau:
“Thực hiện nội dung biên bản cuộc họp ngày 08/9/2022, giữa đại diện UBND huyện Cẩm Xuyên, Công an huyện Cẩm Xuyên, UBND xã Cẩm Hưng và đại diện Công ty CP Gạch ngói Cầu Họ để kiểm tra, xác minh nội dung Kinh tế nông thôn phản ánh, Công ty xin giải trình các nội dung cụ thể sau đây:
Vào đầu tháng 4/2022, để xử lý 4 dãy nhà phơi ngói được xây dựng năm 1976 bị sập do ảnh hưởng của đợt lũ lụt tháng 10/2020, chúng tôi đã cho tháo dỡ nhà xưởng để thu dọn làm mặt bằng cáng gạch mộc. Trong quá trình thu dọn, chúng tôi đã dùng phương tiện máy ủi và máy đào để xử lý các móng cột nhà, san lấp, đầm nén và đã phát hiện một số đất sét khoáng hơn 20m3, chúng tôi đã cho máy ủi ủi lại để chạy gạch mộc nâng cao chất lượng sản phẩm. Số còn lại chúng tôi ủi để san lấp, nâng cốt mặt bằng cáng gạch thành phẩm.
Cuối tháng 7/2022 và ngày 04/8/2022. Trong quá trình để hoàn thiện mặt bằng của các dãy nhà ngói bị sập, chúng tôi đã nhờ lái xe chở gạch công ty vận chuyển hộ cho tổng số 6 chuyến với số lượng khoảng 28m3.
Vào tối 30/8/2022, sau khi đưa máy ủi lại để ủi gạch vỡ và xỉ để nâng cốt mặt bằng cáng gạch thành phẩm, phát hiện có một vùng đất sét tận thu được để lấy phục vụ cho sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, chúng tôi đã dùng máy xúc và nhờ hai lái xe ngoài chở được 6 chuyến với tổng khối lượng khoảng 30m3 thì các đồng chí phóng viên Kinh tế nông thôn vào và Giám đốc đã cho ngừng khai thác.
Qua nội dung phản ánh của Kinh tế nông thôn và nội dung làm việc giữa đại diện UBND huyện Cẩm Xuyên, Công an huyện Cẩm Xuyên, chính quyền xã Cẩm Hưng, chúng tôi nhận thức sâu sắc việc làm của mình là sai phạm. Chúng tôi xin hứa sẽ không tái phạm…”.
Đó là nội dung báo cáo giải trình của Giám đốc Công ty CP Gạch ngói Cầu Họ. Tuy nhiên, theo nguồn thông tin chúng tôi thu thập được qua các ý kiến phản ánh của người dân cũng như một số cán bộ, công nhân trong Công ty thì sau khi việc khai thác đất sét phục vụ sản xuất gạch ngói bị cấm, cuối năm 2018, nguồn đất sét để sản xuất gạch nung của Công ty bị cạn kiệt. Giám đốc Công ty CP Gạch ngói Cầu Họ đã chỉ đạo thuộc cấp dùng máy khai thác trộm đất những khu vực còn trống trong khuôn viên trụ sở Công ty như các khu đất gần bờ sông, khu nhà vệ sinh…
Khi các khu đất này được khai thác lấy hết nguồn đất sét dưới lòng đất, Giám đốc Công ty tiếp tục chỉ đạo dỡ, dọn những ngôi nhà phơi gạch đã xuống cấp, sau đó tiến hành san gạt mặt bằng chờ cơ hội đêm tối hoặc sau mỗi lần có đoàn kiểm tra về kiểm tra là Giám đốc chỉ đạo thuộc cấp dùng máy móc khai thác trộm đất sét để sản xuất gạch.
Theo ước tính, với một thời gian dài, Giám đốc Công ty này đã chỉ đạo khai thác trộm đất sét trong khu đất được Nhà nước cho thuê để xây dựng Văn phòng làm việc và nhà máy sản xuất gạch ngói ước khoảng 10.000m2/45.000m2 đất được thuê. Cứ mỗi lần khai thác như vậy, với độ sâu từ 3 mét trở lên, nếu tính sơ bộ cũng lên tới trên 30.000m3. Vậy nhưng, báo cáo giải trình của Giám đốc Công ty với các cơ quan chức năng của huyện Cẩm Xuyên tại văn bản nói trên chỉ có 4 lần thu dọn mặt bằng, nhà xưởng và đã phát hiện có đất sét nên tận thu với số lượng vẻn vẹn có 78m3 (?!).
Như vậy, việc Giám đốc Công ty CP Gạch ngói Cầu Họ chỉ đạo khai thác đất trái phép trong khuôn viên trụ sở Công ty đã vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý nguồn tài nguyên trong lòng đất của Nhà nước và hợp đồng thuê đất của tỉnh Hà Tĩnh. Đề nghị các cơ quan chức năng huyện Cẩm Xuyên và Hà Tĩnh sớm nghiên cứu, khảo sát và xem xét kỹ vụ việc. Đồng thời, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu, khi để xảy ra vi phạm nhưng chưa dám nhìn nhận và khắc phục.
Bên cạnh những tác hại khó lường về môi trường, sức khỏe, việc sử dụng vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng còn gây ảnh hưởng lớn đến nhu cầu xuất khẩu của các mặt hàng nông, lâm, thủy sản.
Cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn vừa phát hiện và bắt giữ 5.200 con gia cầm giống không có giấy tờ về nguồn gốc xuất xứ và giấy phép kiểm dịch động vật, ước tính trị giá khoảng 46 triệu đồng.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.