Những ngày gần đây, chúng tôi nhận được rất nhiều phản ánh của người nuôi lợn tố cáo Công ty CP Lebio cam kết tiêu thụ 40.000 con lợn cho người dân với giá 35.000 đồng/kg, song gọi điện liên hệ thì bặt vô âm tín.
Giữa cơn bão giá lợn hơi giảm sâu nhất trong lịch sử ngành chăn nuôi những năm gần đây, ngày 3/5 thương hiệu Công ty CP Lebio xuất hiện tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng, theo đó Cty này cam kết tiêu thụ 40.000 con lợn cho người chăn nuôi với giá trung bình 35.000 đồng/kg.
Công văn cam kết giải cứu 40.000 con lợn của Công ty CP Lebio ký ngày 30/4 không nói gì đến việc phải sử dụng cám của doanh nghiệp
Nhưng đến ngày 8/5, chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến phàn nàn, phản ánh của các chủ trại lợn nghi doanh nghiệp này lợi dụng khủng hoảng giá lợn để PR cho doanh nghiệp mình.
Thực tế, nhiều hộ nuôi lợn khi thấy thông tin Công ty Lebio công bố như “chết đuối vớ được cọc”, vậy mà khi liên hệ với số điện thoại Công ty Lebio cung cấp trên báo chí luôn trong tình trạng không liên lạc được hoặc nhận được lời hứa sẽ gọi lại, nhưng đa phần bặt vô âm tín.
Chủ một trại lợn ở huyện Ba Vì, TP Hà Nội cho biết, sau mấy ngày đợi không thấy nhân viên Công ty Lebio gọi lại, vừa qua anh đành phải bán lợn hơi với giá 21.000 đồng/kg. Trước đó, ngày 3/5 khi liên hệ với Công ty Lebio, anh nhận được lời hứa "chắc như cua gạch" là sẽ gọi lại, nhưng đến hôm qua đã ngày 8/5 vẫn bặt vô âm tín.
Còn một chủ trang trại lớn tại xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội bức xúc cho biết, Công ty Lebio thực sự có tấm lòng giúp đỡ người chăn nuôi lúc hoạn nạn khó khăn là điều vô cùng đáng quý. Nhưng nếu lợi dụng nỗi đau, cơn khủng hoảng của người nuôi lợn để tranh thủ PR, đánh bóng thương hiệu của doanh nghiệp mình là việc làm không thể chấp nhận được.
Bản thân chủ trang trại ở xã Tân Ước, huyện Thanh Oai năm lần bẩy lượt gọi điện đến số đường dây nóng của Công ty Lebio, lúc nhận được thông tin đã mua đủ rồi, lúc lại lặp lại "bài ca muôn thuở" sẽ gọi lại, nhưng đến nay Lebio mới chỉ dừng lại ở lời hứa.
Một người chăn nuôi tên Thế Anh ở huyện Ứng Hòa, vì quá bức xúc đã lên mạng tố cáo đích danh Công ty CP Lebio thông báo mua giải cứu 40.000 con lợn giá 35.000 đồng/kg thực tế chỉ là hành động “nổ cho sướng mồm”. Anh Thế Anh cho biết, trong 2 ngày liền có điện cho 1 người tên Hoàng và 1 người tên Tú (ông Nhữ Đình Tú, Tổng Giám đốc Công ty CP Lebio) để xem thông tin mua bán lợn kiểu gì.
Công ty CP Lebio thua mua 330 con lợn tại Vĩnh Phúc giá 35.000 đồng/kg hiện đang sử dụng cám của Lebio
Theo đó, anh Thế Anh cho biết, người tên Hoàng nói hoành tráng rằng để cho nhân viên điện lại làm việc với anh rồi mất hút. Hôm sau anh gọi cho người tên Tú được yêu cầu trang trại phải có giấy chứng nhận về môi trường, an toàn dịch bệnh,... anh Thế Anh đều cung cấp đầy đủ, sau đó anh Tú bảo sẽ cho thương lái liên hệ với anh Thế Anh. Sau anh Thế Anh tìm hiểu mới biết là chỉ trang trại nào sử dụng thức ăn chăn nuôi của Lebio thì may ra doanh nghiệp này mới mua lợn cho.
Quả thực, qua tìm hiểu 330 lợn Công ty CP Lebio công bố trên báo chí là lô thu mua đầu tiên cho hộ trang trại của ông Nguyễn Văn Thắng, thôn Hoà Bình, xã Đô Nhân, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc thì trang trại này đúng là đã sử dụng cám của Lebio từ 6 tháng nay.
Thực tế, việc Công ty CP Lebio mua lợn cho những hộ sử dụng thức ăn chăn nuôi của họ là chuyện hoàn toàn bình thường và đương nhiên. Song, việc công ty này không biết vì vô tình hay cố ý thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cam kết tiêu thụ 40.000 con lợn cho người chăn nuôi với giá 35.000 đồng/kg mà không nói rõ điều kiện phải sử dụng cám của Lebio khiến ý nghĩa của việc làm này không còn.
Tuy nhiên, hôm nay mới là ngày 9/5, tức là mới chỉ 9 ngày sau ngày 30/4, Công ty Lebio phát đi văn bản thông báo cam kết tiêu thụ 40.000 con lợn cho người dân với giá 35.000 đồng/kg. Chúng ta hãy cũng chờ xem Công ty CP Lebio có thực hiện đúng lời hứa hay không? Nếu trong trường hợp Lebio chỉ thu mua lợn của những hộ sử dụng cám của doanh nghiệp cũng nên nói rõ ràng ngay từ đầu để người chăn nuôi không bị hụt hẫng. Chứ việc làm hiện nay của Lebio đang bị người nuôi lợn cho rằng là kiểu “lập lờ đánh lận con đen”, PR, đánh bóng tên tuổi, thương hiệu trên nỗi đau của người nuôi lợn, một hành vi không phải là đức tính của tinh thần tương thân tương ái vốn là truyền thống của người Việt Nam. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.