Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 28 tháng 11 năm 2014 | 6:25

Công ty CP Pin Ắc quy Vĩnh Phú: Nhân viên tố bị lãnh đạo “trù dập”?

KTNT - Nhiều cán bộ, công nhân viên từ chi nhánh Bình Dương hay tại trụ sở chính ở Phú Thọ đều có cùng nội dung đơn thư gửi báo Kinh tế nông thôn cho rằng, trong thời gian làm việc, bị ông Lê Văn Chính, Tổng giám đốc Công ty CP Pin Ắc quy Vĩnh Phú trù dập…

Đơn tố cáo của ông Nguyễn Đ. Q, nguyên Giám đốc Chi nhánh Công ty Pin Ắc quy Vĩnh Phú tại Bình Dương, phản ánh: ông Lê Văn Chính, Tổng giám đốc và bà Trần Thục Bình, Trưởng phòng tài chính đã câu kết với ông Nguyễn Tuấn Minh, đại diện phần vốn Nhà nước để làm trái Luật Doanh nghiệp và điều lệ công ty, điều hành sai ĐHCĐ lần 2. Sau đó bà Bình khiếu kiện yêu cầu TAND hủy bỏ kết quả ĐHCĐ để kéo dài thời gian, khiến công ty không thể kiện toàn bộ máy làm việc.

Không những thế, trong quá trình quản lí nhân sự, nếu ai không nghe theo sự chỉ đạo của ông Chính (chỉ đạo làm không đúng luật) sẽ bị ông Chính trù dập cá nhân như thuyên chuyển công tác, hạ bậc lương, cho nghỉ giãn việc và buộc thôi việc đối với cán bộ, công nhân viên.
 

Ông Trần Việt Dũng phản ánh với phóng viên
 
Cụ thể, cá nhân ông Q, do không nghe theo sự chỉ đạo về việc cho thuê mặt bằng nhằm ăn chia lợi nhuận đã bị ông Chính vu khống là cho thuê mặt bằng, sử dụng tài sản của công ty vào mục đích cá nhân để buộc thôi việc với ông.

Ông Nguyễn Tất Khang, Trưởng phòng tổng hợp, do không nghe theo sự chỉ đạo của ông Chính về việc ký công văn xác nhận ông Cù Ngọc Bang, Giám đóc chi nhánh Ninh Bình có mức lương và chế độ độc hại khác với thực tế để gửi bảo hiểm nhằm hưởng chế độ cao hơn, đã bị ông Chính điều chuyển xuống làm nhân viên Phòng vật tư mà không hề thông qua HĐQT và các phòng ban.

Tiếp xúc với phóng viên, anh Trần Việt Dũng, nguyên Phó quản đốc phân xưởng lá cực, cho biết: Trong lúc công ty gặp khó khăn, bản thân tôi đã thế chấp bìa đỏ nhà đất của gia đình để cho công ty vay tiền. Trong công việc, tôi luôn là người nhiệt tình, cần mẫn, có nhiều sáng kiến kỹ thuật đưa vào áp dụng như sáng kiến tiết kiệm chì được 2% so với nguyên liệu đầu vào và giảm thiểu môi trường. Bản thân cũng có Bằng khen của Tập đoàn Hóa chất, được tặng Huy chương vì sự nghiệp công nghiệp của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), là thợ bậc cao công tác lâu năm nhất công ty và hiện đang bị bệnh nhiễm độc chì nặng nhưng bị ông Chính cắt hợp đồng lao động với lí do đổ lỗi cho tôi đã nói mối quan hệ bất chính giữa ông Chính và bà Bình.
 

Gia đình ông Dũng, bà Ngọc luôn bị những tin nhắn lạ đe dọa 
 
Đã nhiều năm gắn bó với công ty, việc bị giãn việc khiến cuộc sống của gia đình chị Vũ Thị Bích Ngọc hết sức khó khăn. Theo chị Ngọc, khi làm thủ kho, thành viên Ban kiểm soát, do không nhất trí với quan điểm của ông Chính và bà Bình nên đã bị đưa vào diện giãn việc. Không những thế, hiện gia đình chị liên tục bị tin nhắn nặc danh đe dọa cuộc sống…

Ngoài ra, đơn cũng nêu rõ, ông Chính thường xuyên buôn bán chất thải nguy hại nhiều năm ở công ty và tại một số chi nhánh. Cụ thể, ngày 7/11/2014, ông Chính đã buôn bán 8 tấn bã chì axít và bụi chì từ Phú Thọ về Hưng Yên tái chế nhưng bị C49 Bộ Công an phát hiện, bắt giữ khi đang vận chuyển trên đường…

Để có thông tin khách quan vụ việc, phóng viên đã có cuộc làm việc với ông Lê Văn Chính. Ông cho biết: Đối với trường hợp chị Ngọc, do có nhiều sai phạm trong quá trình làm việc như sai phạm trong bán đấu giá gỗ; tại ĐHCĐ, chị Ngọc nhằm trong BKS nhưng khi ĐHCĐ thường niên lại không ủng hộ phương án sản xuất kinh doanh của công ty… 

"Những trường hợp như thế này chúng tôi không có nhu cầu sử dụng. Chúng tôi cho giãn việc để chị này suy nghĩ xem xét, bước tiếp theo, BLĐ công ty sẽ cho thời gian 45 ngày để chị Ngọc đi tìm việc mới", ông Chính cho biết.

Về trường hợp ông Dũng, làm Phó quản đốc không hoàn thành nhiệm vụ nên chuyển sang làm bảo vệ. Nhưng khi lên bảo vệ lại nói xấu lãnh đạo, vu khống mối quan hệ giữa tôi và bà Bình nên chúng tôi cũng không có nhu cầu sử dụng, vì chỉ có hại cho công ty. 

Riêng trường hợp ông Quang, nhẽ ra phải đuổi từ lâu rồi. Từ ngày lên làm Giám đốc chi nhánh không bán hàng, kinh doanh trì trệ. Tài sản công ty cho thuê đút túi chia nhau. Hàng tồn đọng, quá đát tổn thất hơn 400 triệu đồng…

Trả lời phóng viên về 8 tấn bã chì axit vừa bị C49 Bộ Công an bắt giữ, ông Chính cho rằng: Trước đây công ty vẫn làm thế, cuối năm làm 1 lần. Khi bị C49 bắt, chúng tôi mới biết họ không có xe vận chuyển, vì chúng tôi chỉ kí hợp đồng, còn việc vận chuyển là trách nhiệm bên gia công. Ngay sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi đã xuống Phòng CSMT, Công an tỉnh Phú Thọ, Cục CSMT Bộ Công an trình bày sự việc, nhằm được giúp đỡ. Hiện, vụ việc chưa có kết luận cuối cùng.

Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin./.
 
Thành Vinh
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top