Nhiều lần bội tín, coi thường khách hàng... là tố cáo của nhiều người đối với Công ty CP Sông Đà Thăng Long.
Theo phản ánh của nhiều khách hàng mua nhà ở dự án Usilk City, thuộc khu đô thị mới (KĐTM) Văn Khê mở rộng (Hà Đông, Hà Nội), chủ đầu tư là Công ty CP Sông Đà Thăng Long (SĐTL), Hợp đồng mua bán căn hộ với chủ đầu tư từ năm 2009-2010 với mức giá và tiêu chuẩn của căn hộ “chung cư cao cấp”. Đây là dự án xây dựng quy mô lớn gồm 13 toà nhà cao tầng hiện đại từ 25 - 50 tầng, chia làm 3 cụm CT1, CT2 và CT3. Trong đó, 3 toà 101, 102, 103 thuộc cụm CT1 (là cụm sớm nhất), chủ đầu tư cam kết bàn giao nhà cho khách hàng từ tháng 3/2012.
SĐTL " tiền hậu bất nhất" trong hợp đồng mua nhà của người dân (?!). |
Tuy vậy, đến thời điểm hiện tại (quá hạn 3 năm), sau nhiều cam kết và hứa hẹn, 3 toà nhà (gồm 629 căn hộ) của cụm CT1 vẫn chưa được hoàn thiện và bàn giao cho khách hàng trong khi đã thu gần hết tiền (nhiều khách hàng đã nộp hết 100% giá trị hợp đồng cho chủ đầu tư từ năm 2011 theo một chương trình khuyến mãi- PV).
Lần cam kết gần đây nhất của chủ đầu tư là sẽ hoàn thiện toàn bộ hệ thống chung và bàn giao căn hộ vào 30/4/2015 và vận hành tất cả các tiện ích (bao gồm cả cảnh quan, khối đế) trước 30/6/2015.
Tuy vậy, theo lời bà Nguyễn Thị Hà, một khách hàng của dự án: “Những tiến triển vô cùng chậm trên công trường không tương ứng với lời hứa của Công ty CP Sông Đà Thăng Long. Khách hàng chúng tôi nhận thấy chủ đầu tư bội tín, coi thường khách hàng, không khẩn trương hoàn thiện và quản lý tốt chất lượng thi công để có thể bàn giao nhà cho khách hàng theo đúng hợp đồng và như cam kết”.
“Sự bội tín của chủ đầu tư đã đẩy 629 hộ gia đình vào cảnh khó khăn, phải đi ở nhờ, ở thuê trong suốt nhiều năm qua và vẫn không biết khi nào mới có thể nhận nhà dù đã phải nộp nhiều tiền cho chủ đầu tư”, anh N. V. L., một khách hàng ở Hà Đông bức xúc.
Nhiều lần thất hứa và công trình vẫn ngổn ngang, dang dở. |
Vào cuối năm 2013, SĐTL cố gắng tạo niềm tin với khách hàng bằng cách công bố gói tài trợ 300 tỷ đồng của BIDV cho cụm CT1 nhưng việc giải ngân lại phụ thuộc vào nguồn thu từ khách hàng trong khi khách hàng hoàn toàn mất niềm tin nên công trường vẫn ì ạch không tiến triển.
Về vấn đề này, ông Hứa Vĩnh Cường, Phó tổng giám đốc Công ty CP Sông Đà Thăng Long, cho biết, có việc chậm tiến độ và đã nhiều lần xin lỗi khách hàng. “Về việc chậm bàn giao nhà của 3 toà nhà thì chúng tôi không chỉ có 3 toà nhà này mà còn 10 toà nhà nữa cũng đang chậm tiến độ. Nguyên nhân là do chủ đầu tư gặp khó khăn, ngân hàng không cho vay vốn, khách hàng thì không chịu hợp tác. Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã sắp đạt đủ điều kiện để bàn giao nhà cho khách hàng, nhưng chưa đạt đủ 100% để bàn giao nhà cho hơn 600 khách hàng như chưa hoàn thiện mảng hành lang công cộng, sân vườn,… Hiện chúng tôi đang gấp rút hoàn thiện phần sử dụng chung của các toà nhà. Sau khi xong phần sử dụng chung, chúng tôi sẽ tập trung vào các căn hộ để bàn giao nhà cho những ai đã đóng tiền”, ông Cường nói.
Người mua nhà nhiều lần bức xúc với thái độ của SĐTL. |
"Hiện đã có trên 100 khách hàng đồng ý nhận nhà, BIDV Chi nhánh Thanh Xuân đang quản lý dòng tiền. Họ sẽ giải ngân nhưng trong điều kiện khách hàng phải đóng tiền vào. Khách hàng muốn nhận nhà thì phải đóng tiền theo khối lượng còn lại và tiến độ thi công”, ông Cường cho biết thêm.
Liên quan tới vấn đề bồi thường cho khách hàng vì chậm tiến độ, ông Cường cho biết, SĐTL đã “xin” khách hàng để không phạt Công ty, và đại đa số khách hàng đồng ý (?!). Thay vào đó, SĐTL đã thoả thuận với khách hàng, cung cấp một số điều khoản ưu đãi như miễn phí dịch vụ 1 năm,… Tuy nhiên, khi chúng tôi yêu cầu được tiếp cận biên bản làm việc với khách hàng thì ông Cường lại không cung cấp với lý do tất cả chỉ là thoả thuận miệng (?!).
Ngoài những nội dung nêu trên, tại thời điểm hiện tại, Công ty CP Sông Đà Thăng Long đã tự ý thuê Công ty Savills Việt Nam làm đơn vị quản lý dự án. Đồng thời, cho một số khách hàng chuyển vào sinh sống trong những căn hộ tại các toà nhà đang thi công dang dở dù chưa hề được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.
Hải Bình - Nam Hưng
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.