Những ngày qua, dư luận huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) rất bất bình trước hành vi Công ty Hà My xây trạm bán vé xe và đưa xe chở khách vào hoạt động tại bến xe huyện mà không có giấy phép.
>> Công ty Hà My gây náo loạn bến xe Thạnh Trị: Kỷ cương pháp luật có được tôn trọng?
>> Sóc Trăng: Làm ngơ cho doanh nghiệp lộng hành?
Dù không được cơ quan chức năng cấp phép nhưng Công ty TNHH xe khách Hà My (gọi tắt là Công ty Hà My - có trụ sở tại 390, Trần Phú, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) ngang nhiên xây dựng trạm bán vé và đưa xe vào hoạt động tại bến xe khách huyện Thạnh Trị. Điều đáng ngạc nhiên là hành động này không vấp phải sự ngăn cản của Ban điều hành bến xe huyện Thạnh Trị, các cơ quan của huyện này cũng như của Sở Giao thông vận tải (GTVT) Sóc Trăng.
Trước hành vi bất chấp pháp luật của nhà xe Hà My, ngày 07/10/2014, Thanh tra Sở GTVT Sóc Trăng đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản vi phạm đối với bến xe huyện Thạnh Trị với nội dung: “Để xe ô tô không đủ điều kiện kinh doanh vận tải hành khách vào bến xe ô tô đón khách, vi phạm Nghị định 171/2013/NĐCP ngày 13/11/2013 của Chính phủ”. Thế nhưng, khi Thanh tra Sở GTVT Sóc Trăng yêu cầu ký biên bản vi phạm, ông Nguyễn Hoàng Quý không ký và bỏ đi.
Ông Trần Anh Việt, Giám đốc Sở GTVT Sóc Trăng cho biết: “Chúng tôi đã chỉ đạo Thanh tra Sở khẩn trương làm rõ, xử lý sai phạm của những người có liên quan trong việc để cho DN Hà My xây dựng trạm bán vé và cho xe vào đón khách tại bến xe huyện Thạnh Trị mà không đăng ký khai thác tuyến khi chưa có sự cho phép của ngành cũng như của địa phương. Đồng thời, ngày 24/10, Sở cũng đã có công văn đề nghị Phòng Hạ tầng-Kinh tế huyện Thạnh Trị kiểm tra, chấn chỉnh ngay”.
Tuy nhiên, cho đến cuối tháng 3/2015, Công ty Hà My vẫn hoạt động bình thường mà không có sự ngăn cản nào của cơ quan chức năng.
Một chủ quán càphê ở khu vực bến xe huyện Thạnh Trị cho biết: "Gần Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015, chúng tôi biết Sở GTVT Sóc Trăng ký cho 1 chiếc xe của Hợp tác xã vận tải Thống Nhất được hoạt động tại bến xe khách huyện Thạnh Trị với lịch trình 12 ngày/tháng. Thế nhưng, chúng tôi rất ngạc nhiên và bất bình khi thấy mỗi ngày có hàng chục chuyến xe của DN Hà My vào ra bến xe đưa đón khách mà không có cơ quan nào xử lý".
Xuân Huỳnh
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.