Không chỉ cấm công nhân đi vệ sinh trong giờ làm việc, xúc phạm công nhân bằng cách dán ảnh lên tường trước cổng công ty…, Công ty TNHH Naria Vina (xóm 5, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam) còn sa thải công nhân trái pháp luật. Ngoài ra, ông Cho Jong Sik, Giám đốc Công ty, chưa có giấy phép lao động của cơ quan có thẩm quyền.
>> Công ty TNHH Naria Vina xúc phạm công nhân
Nhiều lần phóng viên đến công ty liên hệ làm việc nhưng đều bị từ chối.
“Sa thải” trái pháp luật
Theo trình bày của các chị: Đinh Thị Ngọc Ánh (ngụ tại TP. Phủ Lý, Hà Nam); Trần Thị Trang, Lưu Thị Thanh Bình, Bùi Thị Trà Giang, Trần Thị Lan Trang, Cao Thị Phượng và chị Nguyễn Thị Hà (đều trú huyện Kim Bảng, Hà Nam), từ ngày 11/4/2013 đến ngày 26/9/2013, họ được Công ty TNHH Naria Vina ký hợp đồng lao động 12 tháng với mức lương khởi điểm 1.944.000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên, ngày 24/12/2013, Công ty đã ra các quyết định sa thải hàng loạt công nhân.
Kết luận Thanh tra số 01/KL-TTr ngày 20/1/2014 của Sở LĐTB&XH tỉnh Hà Nam ghi rõ: Quyết định xử lý kỷ luật sa thải người lao động của Công ty TNHH Naria Vina không đúng quy định của pháp luật.
Kết luận cũng nêu rõ: ông Cho Jong Sik - sinh 03/6/1962, quốc tịch Hàn Quốc, số hộ chiếu M43787278 nhập cảnh 11/9/2013 (hạn đến 03/02/2014) được bổ nhiệm làm giám đốc Công ty nhưng chưa có giấy phép lao động.
Do không được giải quyết thỏa đáng, những công nhân trên đã khởi kiện Công ty TNHH Naria Vina ra tòa yêu cầu bồi thường về việc: sa thải công nhân trái pháp luật; tiền lao động ngoài giờ chưa được trả; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, đặc biệt yêu cầu công khai xin lỗi vì việc bị dán ảnh tại nơi công cộng.
Trong buổi làm việc với phóng viên ngày 24/6/2016, đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nam, ông Phạm Hùng, Phó giám đốc Sở và bà Nguyễn Thị Yến, Phó phòng chính sách lao động tiền lương khẳng định, việc sa thải công nhân là chưa đúng quy trình, trái với Luật Lao động.
Bản án đã công tâm?
Ngày 24-25/2/2016, TAND tỉnh Hà Nam đã đưa vụ án ra xét xử và quyết định: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của 7 công nhân về việc bồi thường tiền lương do bị sa thải trái pháp luật, buộc Công ty TNHH Naria Vina phải trả tiền lương cho công nhân trong thời gian họ bị sa thải trái pháp luật từ ngày 24/12/2013 đến ngày 10/2/2014.
Cụ thể, bồi thường cho các chị Đinh Thị Ngọc Ánh, Trần Thị Trang, Bùi Thị Trà Giang, Lưu Thị Thanh Bình, Cao Thị Phượng 1,2 triệu đồng do trước đó đã nhận 1 tháng lương bồi thường sa thải. Riêng chị Trần Thị Lan Trang và chị Nguyễn Thị Hà hơn 3,1 triệu đồng vì chưa nhận 1 tháng tiền bồi thường sa thải. Tổng cộng Công ty TNHH Naria Vina phải có trách nhiệm thanh toán, bồi thường cho 7 công nhân số tiền là 12.288.000 đồng. Tuy nhiên, những yêu cầu khác của 7 nữ công nhân đã bị tòa bác bỏ.
Chị Đinh Thị Ánh cho biết, trong quá trình giải quyết vụ án, Hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét, đánh giá các chứng cứ, tình tiết một cách thiếu khách quan, dẫn đến những phán quyết gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. “Mặc dù HĐXX giải quyết một phần yêu cầu khởi kiện của chúng tôi, nhưng HĐXX lại chấp nhận tính theo quyết định của Công ty TNHH Naria Vina tự đặt ra trả tiền lương cho chúng tôi từ ngày 24/12/2013 đến ngày 10/2/2014 là không hợp lý”, chị Ánh bức xúc nói.
Phóng viên có buổi làm việc với ông Phạm Linh Lợi, luật sư thuộc Công Ly luật TNHH Nguyễn Đỗ và cộng sự, người đại điện theo ủy quyền của công nhân (nguyên đơn), đồng thời là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trước tòa. Nhận xét về bản án, luật sư Lợi phân tích, HĐXX đã bỏ qua nhiều yêu cầu hợp lý của luật sư (đại diện của nguyên đơn) như: không chấp nhận đơn của 9 công nhân mà chỉ chấp nhận 7 công nhân; không xem xét đến việc bồi thường quyền con người, danh dự, nhân phẩm, yêu cầu công khai xin lỗi vì việc bị dán ảnh tại nơi công cộng; không áp dụng hình thức xử phạt công ty sa thải công nhân trái với Luật Lao động theo Điều 42…
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin vụ việc tới bạn đọc.
Công Bằng
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.