Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định xử phạt 391 triệu đồng, đối với Công ty TNHH Sản xuất thương mại vận tải Tuấn Vinh, thuộc Cụm công nghiệp Bãi Bùi, huyện Lang Chánh, do xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường ra sông Âm.
Trước đó, ngày 21/1, trên tuyến sông Âm đoạn chảy qua địa bàn xã Vân Am, xã Phùng Giáo, thuộc huyện Ngọc Lặc, đã xảy ra tình trạng cá, tôm tự nhiên trên sông chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.
Nhận được phản ánh của bà con nhân dân về cá, tôm tự nhiên chết hàng loạt, có nước màu đên và mùi hôi thối và nhiều bọt. Cơ quan chức năng hai huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh đã giao Phòng TNMT, xuống kiểm tra đột xuất với 3 cơ sở sản xuất giấy, bột giấy tại Cụm Công nghiệp Bãi Bùi, thị trấn Lang Chánh.
Qua công tác kiểm tra phát hiện 2/3 cơ sở sản xuất không vận hành hệ thống xử lý nước thải,1/3 cơ sở có lượng nước thải lưu trữ trong ao rất ít.
Đến ngày 26/1, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, đã tiến hành kiểm tra lấy mẫu nước thải còn lại trong một bể chứa tại cụm công nghiệp Bãi Bùi để đánh giá về quy chuẩn, kỹ thuật của lượng nước mà Công ty đã xả thải ra môi trường.
Kết quả cho thấy 4 thông số vượt quy chuẩn gồm: TSS, (vượt 1,22 lần), BOD5 (vượt 3,63 lần), COD (vượt 3,11 lần), độ màu (vượt 4,31 lần). Tổng lượng nước thải đơn vị này đã bơm ra sông Âm là khoảng 70,55 m3.
Trên cơ sở lấy mẫu kiểm tra, cơ quan chức năng kết luận, Công ty TNHH Sản xuất thương mại vận tải Tuấn Vinh, là đơn vị đã xả lượng nước thải không qua xử lý ra ngoài môi trường, gây ra tình trạng ô nhiễm trên sông Âm, chảy qua địa bàn huyện Lang Chánh và huyện Ngọc Lặc.
Sở Tài nguyên và Môi trường xác định hành vi, vi phạm hành chính của Công ty TNHH Sản xuất thương mại vận tải Tuấn Vinh, thuộc trường hợp xử phạt theo điểm e khoản 4 Điều 13 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ, về quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu công ty phải thực hiện các biện pháp cải tạo, hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải để đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định của pháp luật.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.