Bỏ mặc đối tác vật lộn với khó khăn nhưng vẫn đòi hỏi những quyền lợi vô lý, là phản ánh mà Báo Kinh tế nông thôn nhận được về Công ty cổ phần Gia Trần tại TP. Đà Nẵng.
Bỏ đối tác khi khó khăn
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Bách Đạt (Công ty Bách Đạt) có trụ sở tại số 42 Nguyễn Du, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng phản ánh về quyết định kháng nghị đối với bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 17/2017/KDTM-PT ngày 19/6/2017 của Tòa án nhân dân TP. Đà Nẵng. Sự việc đã làm Công ty Bách Đạt thiệt hại về nhiều mặt.
Năm 2011, Công ty Bách Đạt ký hợp tác đầu tư số 01/2011/HĐTTHTĐT-KĐT7B với Công ty cổ phần Gia Trần có trụ sở tại 304 Lê Duẩn, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng do bà Trần Thị Ngọc Lan là Giám đốc. Theo đó, Công ty cổ phần Gia Trần cùng hợp tác với Công ty Bách Đạt đóng góp vốn chi phí để thực hiện một phần dự án tương ứng 4ha trên tổng số 18ha của dự án 7B. Đây là việc hợp tác nhằm đảm bảo tiến độ của các dự án.
Trong quá trình thực hiện dự án, 2 bên đã khai thác quỹ đất và tái trở lại một phần vốn mà các bên đã bỏ ra tương ứng với tỷ lệ góp vốn nhằm tạo điều kiện cho 2 bên có nguồn vốn thực hiện các giai đoạn tiếp theo của dự án. Tất cả chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng đều được Công ty Bách Đạt thực hiện minh bạch và được Công ty Gia Trần đối chiếu trong quá trình thực hiện các hạng mục của dự án.
Cuối năm 2014, thị trường bất động sản tại Quảng Nam và Đà Nẵng rơi vào tình trạng ảm đạm, nhiều doanh nghiệp đầu tư bất động sản có nguy cơ phá sản, trong đó có Công ty Bách Đạt. Để đối phó với khó khăn, từ tháng 8 đến tháng 10/2014, mặc dù Công ty Bách Đạt đã gửi nhiều thông báo đóng tiền thi công cơ sở hạ tầng nhưng Công ty Gia Trần vẫn không thực hiện. Vào thời điểm đó, Công ty Gia Trần lại đòi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với các lý do mà Công ty Gia Trần đưa ra không được thỏa thuận tại hợp đồng mà 2 bên đã ký kết.
Trong lúc đối tác bỏ mặc khi gặp khó khăn, Công ty Bách Đạt vẫn phải tìm mọi cách vay tiền để hoàn thành dự án theo đúng tiến độ. Mọi việc cứ xảy ra theo hướng bất lợi cho Công ty Bách Đạt dẫn đến mâu thuẫn không thể hàn gắn giữa 2 công ty. Tình thế buộc Công ty Bách Đạt chọn giải pháp khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại và yêu cầu chấm dứt hợp đồng nhằm giải quyết dứt điểm hợp đồng thỏa thuận hợp tác đầu tư số 01/2011/HĐTTHTĐT-KĐT7B.
Cần xem lại quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng
Gần nửa năm sau khi thụ lý hồ sơ vụ án, ngày 14/3/2017, TAND quận Thanh Khê (TP. Đà Nẵng) mở phiên tòa xét xử vụ án dân sự giữa Công ty Bách Đạt và Công ty cổ phần Gia Trần. TAND quận Thanh Khê chỉ chấp nhận một phần nội dung yêu cầu khởi kiện của Công ty Bách Đạt, tuyên bố chấm dứt hợp đồng nhằm giải quyết dứt điểm hợp đồng thỏa thuận hợp tác đầu tư số 01/2011/HĐTTHTĐT-KĐT7B giữa 2 công ty
Sau đó, ngày 21/3/2017, Công ty cổ phần Gia Trần kháng cáo tòa sơ thẩm tuyên bố chấm dứt hợp đồng nhằm giải quyết dứt điểm hợp đồng thỏa thuận hợp tác đầu tư số 01/2011/HĐTTHTĐT-KĐT7B, Công ty Bách Đạt chỉ thoái vốn với số tiền 2.204.211.644 đồng là chưa hợp lý.
Ngày 24/3/2017, Công ty Bách Đạt kháng cáo yêu cầu Công ty cổ phần Gia Trần bồi thường thiệt hại do việc đơn phương chấm dứt hợp đồng với số tiền 1.485.644.325 đồng nhưng đã không được tòa sơ thẩm chấp nhận.
Ngày 19/6/2017, TAND TP. Đà Nẵng mở phiên tòa phúc thẩm xét xử sự việc của 2 công ty. Trong bản án số 17/2017/KDTM-PT, TAND TP. Đà Nẵng tuyên xử không chấp nhận kháng cáo của Công ty Bách Đạt và Công ty cổ phần Gia Trần. Tuyên chấm dứt hợp đồng thỏa thuận góp vốn hợp tác đầu tư số 01/2011/HĐTTHTĐT-KĐT7B ký ngày 6/5/2011, Công ty Bách Đạt có nghĩa vụ phải trả số tiền góp vốn còn lại cho công ty Gia Trần với số tiền 2.204.211.644 đồng. Tòa cũng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Bách Đạt đối với Công ty Gia Trần về việc yêu cầu phải bồi thường thiệt hại và phạt do vi phạm hợp đồng với số tiền 1.485.644.325 đồng.
Khi các bản án nói trên đã và đang trong quá trình thi hành lại có Quyết định kháng nghị số 02/2017/KN-DS ngày 6/10/2017 của Chánh án TAND cấp cao tại Đà Nẵng với nội dung hủy các bản án nói trên, đồng thời tạm đình chỉ việc thi hành án.
Trong phối hợp với đối tác khi triển khai dự án, các bên cần có sự chia sẻ. Thực tế thấy, Công ty cổ phần Gia Trần đã có cách hành xử thiếu trách nhiệm với đối tác của mình. Nhận thấy nguy cơ thua lỗ thì Gia Trần phó mặc cho Công ty Bách Đạt gồng gánh khó khăn, tìm mọi cách cắt lỗ bằng cách ngừng góp vốn, chủ động yêu cầu thanh lý, chỉ cần hoàn lại vốn góp. Sau đó, còn làm nhiều việc khác nhằm đẩy Công ty Bách Đạt vào đường cùng khiến hoạt động kinh doanh của Công ty Bách Đạt gặp khốn đốn.
Bao năm qua, Công ty Bách Đạt đã vật lộn với nhiều khó khăn nhưng vẫn làm hết trách nhiệm để hoàn thành dự án. Khi thấy tình hình bất động sản khả quan, Công ty Gia Trần lại tỏ rõ lòng tham là chuyện khó chấp nhận.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.