Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 17 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 9 tháng 3 năm 2018 | 15:1

Cụ thể hóa chương trình bảo vệ và trồng mới rừng: Bắc Mê mãi xanh

Được thành lập năm 2009, Ban quản lý Rừng phòng hộ Bắc Mê có nhiệm vụ trọng tâm là quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên diện tích được giao và thực hiện các dự án lâm nghiệp trên địa bàn.

lãnh-đạo-ban-quản-lý-rừng-phòng-hộ-huyện-bắc-mê-đi-thăm-nắm-công-tác-tại-cơ-sở.jpg
Lãnh đạo Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Bắc Mê đi thăm, nắm công tác tại cơ sở.

Xác định công tác bảo vệ, chăm sóc và phát triển rừng có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường sống, đồng thời mang lại thu nhập cho người dân, thời gian qua, Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã triển khai nhiều giải pháp để vừa bảo vệ diện tích rừng hiện có vừa phát triển thêm diện tích rừng trồng mới, từ đó nâng độ che phủ rừng cũng như cải thiện môi trường sinh thái và nâng cao thu nhập cho người dân của địa phương.

Được thành lập năm 2009, Ban quản lý Rừng phòng hộ Bắc Mê có nhiệm vụ trọng tâm là quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên diện tích được giao và thực hiện các dự án lâm nghiệp trên địa bàn.

Năm 2017, UBND huyện Bắc Mê được UBND tỉnh giao kế hoạch trồng rừng lâm nghiệp xã hội là 670,09ha. Sau khi nhận Kế hoạch số 172/KH-UBND và Kế hoạch số 210/KH-UBND huyện Bắc Mê về việc đưa cây giống tốt vào sản xuất lâm nghiệp, Ban đã phối hợp với các địa phương vào cuộc quyết liệt, chỉ đạo đến từng thôn bản, tới các hộ gia đình để thực hiện kế hoạch. Đến hết năm 2017, toàn huyện đã trồng được 724,97ha, đạt 108%  kế hoạch.      

Ông Nguyễn Xuân Chài, Giám đốc Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Bắc Mê, cho biết: “Trong năm qua, chúng tôi đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao. Từ các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Lâm nghiệp, Thường trực Huyện ủy, Thường trực UBND huyện, chúng tôi đã chủ động cụ thể hóa chương trình thành hành động của cơ quan về thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn năm 2017”.

Đạt được kết quả trên là nhờ cả hệ thống chính trị vào cuộc, quyết tâm thực hiện hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao. Theo đó, Ban quản lý bảo vệ rừng thường xuyên phối hợp với UBND các xã, các ban ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, về ý nghĩa, tầm quan trọng của rừng và những lợi ích mà rừng mang lại. Tổ chức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2016 cho 131/131 thôn, bản có diện tích rừng với tổng kinh phí 2.056,8 triệu đồng, đồng thời tổ chức tuyên truyền các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) và vận động 6588 hộ gia đình ký cam kết bảo vệ rừng và PCCCR; tổ chức thành công diễn tập PCCCR mùa khô năm 2017 - 2018 tại xã Yên Định, chính vì vậy, vào mùa khô hanh, không xảy ra cháy rừng.

Giờ đây, người dân các xã đã tích cực tham gia phủ xanh đất trống đồi núi trọc, những diện tích đất đồi trước kia chỉ để làm bãi chăn thả gia súc đã trở thành rừng cây lâm nghiệp bạt ngàn. Cụ  thể, rừng trồng mới trên địa bàn đạt 454,88ha; trồng sau khai thác 140ha; trồng rừng thay thế 130,09ha. Huyện đã chỉ đạo các ban ngành tiến hành nghiệm thu đối với diện tích trồng rừng tập trung được 287,66ha, bao gồm: rừng sản xuất 220,6ha; trồng rừng thay thế 61,35ha; diện tích năm 4 rừng phòng hộ 5,7ha; qua kiểm tra nghiệm thu thực tế, tỷ lệ cây sống đạt 85% trở lên và phát triển trên diện tích trồng.

Ông Lã Văn Úy, Trưởng thôn Nà Cắp, xã Lạc Nông, cho biết: “Rừng không chỉ giữ nguồn nước, đem lại nguồn thu đáng kể cho người dân, mà dịch vụ bảo vệ môi trường rừng đã góp phần nâng cao mức sống cho bà con”.

Những kết quả đạt được từ chương trình dự án trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng của Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Bắc Mê đã và đang phát huy hiệu quả theo đúng Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bắc Mê lần thứ IX (xác định rõ mục tiêu xây dựng huyện trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh, phát triển kinh tế nhanh bền vững, trong đó, trọng tâm là trồng rừng kinh tế gắn với phát triển cây dược liệu), giữ vững màu xanh của núi rừng, góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn vùng cao nơi địa đầu Tổ quốc.

 

 

 

Kiều Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top