Sau 2 ngày xét xử, chiều 13/1, TAND Hà Nội đưa ra phán quyết cấp sơ thẩm đối với các bị cáo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt hơn 150 tỷ đồng.
Theo cáo buộc, Hoàng Minh Hiệp (SN 1974, trú ở quận Tây Hồ, TP Hà Nội) là Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Kinh tế Hoàng Gia và Công ty TNHH Kim loại Hoàng Gia.
Ngày 1/4/2011, Hiệp đứng ra đại diện Công ty Cổ phần Kinh tế Hoàng Gia ký hợp đồng tín dụng với Tổng Công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC Ngô Quyền - nay là PVCombank), hạn mức vay là 100 tỷ đồng với 10 khế ước nhận nợ. Hiện còn nợ tiền của 4 khế ước với số tiền 87,6 tỷ đồng.
Toàn bộ tài sản đảm bảo cho khoản vay là thép, phôi thép. Công ty giải trình hàng hóa gửi tại kho Công ty TNHH Thép đặc biệt Shengly Việt Nam tại thị trấn An Bài, Quỳnh Phụ, Thái Bình.
Thực tế, kho hàng trên đều không có thật. Trong đó các hợp đồng, biên bản xác nhận hàng hóa trong kho đều được lập khống.
Cuối năm 2010, đại diện Công ty TNHH Kim loại Hoàng Gia, Nguyễn Thị Mão ký hợp đồng tín dụng hạn mức 100 tỷ đồng vay của PVFC.
Với hợp đồng này, tài sản đảm bảo là hàng hóa gửi tại kho Công ty Cổ phần Thép Châu Phong Animex (Hải Phòng). Tuy nhiên, tài sản đảm bảo này bị Hiệp thế chấp cho ngân hàng khác trước đó.
Để có danh nghĩa pháp nhân ký hợp đồng mua bán thép, phôi thép khống với Công ty Cổ phần Kinh tế Hoàng Gia và Công ty TNHH Kim loại Hoàng Gia, Hiệp sử dụng thủ đoạn thành lập và chỉ đạo hoạt động nhiều công ty “ma” bằng cách lấy tên nhân viên (bảo vệ, lái xe, tạp vụ) hoặc người thân (em ruột) của mình làm giám đốc.
Để vay được tiền của ngân hàng, Hiệp đã sử dụng 2 pháp nhân (Công ty Hoàng Gia) để ký hợp đồng mua bán thép khống, xuất hóa đơn giá trị gia tăng khống, biên bản giao nhận hàng hóa khống, làm giả hợp đồng thuê kho và biên bản xác nhận hàng hóa.
Hợp thức hóa xong, Hiệp sử dụng các tài liệu trên lập thành hồ sơ khống để vay tiền của PVFC Ngô Quyền. Số tiền PVFC giải ngân thông qua 4 công ty do Hiệp nhờ người thân tạo dựng sau đó được chuyển thẳng về tài khoản của 2 pháp nhân đứng tên Hiệp.
Giúp sức tích cực cho Hiệp là 5 bị cáo gồm: Trương Ánh Điệp (SN 1980, Giám đốc Công ty Cổ phần Kim loại Hoàng Gia), Nguyễn Thị Mai Hương (SN 1973, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Kinh tế Hoàng Gia), Đặng Ngọc Sơn (SN 1980, nhân viên kinh doanh) và hai kế toán Vũ Thị Thuận (SN 1982), Đinh Minh Ngọc (SN 1987).
Kết quả xác định, tổng số tiền bị cáo Hoàng Minh Hiệp vay của PVFC Ngô Quyền là 183,9 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền trên, Hiệp thừa nhận sử dụng để trả nợ một số ngân hàng và các chi phí khác như bảo hiểm, thuê kho...
Quá trình vay vốn, Hiệp thế chấp bổ sung thêm 2 bất động sản trị giá hơn 10,6 tỷ đồng, xe ô tô nhãn hiệu Roll Royce Phantom trị giá hơn 13 tỷ đồng.
Như vậy, đến nay, bị cáo Hoàng Minh Hiệp còn chiếm đoạt của PVFC tổng số tiền hơn 152,6 tỷ đồng. Bị cáo không còn tài sản đảm bảo và không có khả năng thanh toán khoản nợ.
Với việc bị quy kết tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Hoàng Minh Hiệp bị kết án Chung thân. Các đồng phạm của Hiệp bị kết án từ 12 đến 20 năm tù giam./.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.