Cục Hải quan TP. Đà Nẵng phối hợp với lực lượng chức năng phát hiện gần 10 tấn hàng cấm là ngà voi và vảy tê tê trong container phế liệu. Trước đó, cơ quan chức năng thành phố này cũng bắt giữ hơn 7,9 tấn ngà voi, sừng tê giác giấu trong các container.
Cụ thể, vào ngày 24/9/2018, qua công tác thu thập, phân tích thông tin, Cục Hải quan Đà Nẵng đã xác lập nghi vấn 1 lô hàng nhập khẩu có dấu hiệu chứa hàng cấm dự kiến về Cảng Tiên Sa Đà Nẵng vào đêm ngày 28/9/2018.
Số container: MSKU 0147717 thuộc vận tải đơn số 770655775 - Lô hàng chưa mở tờ khai; Hành trình: Nigeria - Đà Nẵng; Tàu vận chuyển: Linda Via IMO 9122345. Tên hàng theo khai báo trên emanifest là nhựa cắt mảnh mới (New plastic PETS).
Được biết, doanh nghiệp đứng tên nhập khẩu trên vận đơn là Công ty TNHH Thiên Trường Sử (Xóm Đoàn Kết, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An). Tuy nhiên, đến thời điểm ngày 4/10, doanh nghiệp chưa mở tờ khai nhập khẩu và cũng chưa có văn bản từ chối nhận hàng.
Sau khi nắm bắt thông tin, Cục Hải quan Đà Nẵng cho lập chuyên án phối hợp với lực lượng chức năng để điều tra, bắt giữ lô hàng.
Khi kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 2 tấn ngà voi và khoảng 6 tấn vảy tê tê được giấu xen kẽ trong các bao tải chứa nhựa trong các container.
Ngà voi và vảy tê tê là hai mặt hàng thuộc doanh mục cấm buôn bán, vận chuyển tại lãnh thổ Việt Nam. Xác định hành vi của công ty có dấu hiệu phạm tội buôn lậu, cơ quan chức năng đã tịch thu toàn bộ số hàng để điều tra.
Được biết, trước đó, tại cảng Tiên Sa Đà Nẵng, cơ quan chức năng cũng đã bắt giữ hơn 7,9 tấn ngà voi, sừng tê giác giấu trong các container.
Thanh Hóa: Bắt giữ hơn 120 kg cá thể tê tê và rùa
Vào rạng sáng 6/10, Công an huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) phối hợp với Đội kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng số 1, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, phát hiện ôtô tải mang biển số tỉnh Nghệ An, di chuyển theo hướng Nam - Bắc trên Quốc lộ 1A, khi đi qua địa bàn xã Quảng Tân (Quảng Xương), có nhiều dấu hiệu khả nghi.
Ngay sau đó, tổ công tác đã yêu cầu chủ phương tiện dừng để kiểm tra. Tại thời điểm kiểm tra, tổ công tác phát hiện trên xe có 24 cá thể tê tê với tổng trọng lượng 106,4 kg; 48 cá thể rùa với tổng trọng lượng 22 kg.
Được biết, lái xe là Phạm Văn Trọng (36 tuổi) và phụ xe là Phạm Ngọc Hoa (44 tuổi, cùng trú tại huyện Diễn Châu, Nghệ An) đã không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số động vật hoang dã nói trên.
Chiều cùng ngày, sau khi hoàn thiện hồ sơ, số tê tê và rùa nói trên đã được tổ công tác liên ngành bàn giao cho Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn động vật hoang dã để đưa về bảo vệ tại rừng quốc gia Cúc Phương.
Bắt 2 vụ vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc
Theo đó, vào khoảng 1h ngày 2/10, tại Quốc lộ 1A thuộc xã Quảng Phong, huyện Quảng Xương, tổ tuần tra kiểm soát giao thông, thuộc Trạm CSGT Quảng Xương phát hiện xe ô tô tải BKS60S-8890 có dấu hiệu vi phạm nên đã ra tín hiệu dừng để kiểm tra theo quy định.
Khi kiểm tra, tổ công tác phát hiện trên xe vận chuyển 67 hàng hóa các loại, gồm: điều hòa, máy giặt, máy rửa bát... Chủ xe là Huỳnh Thanh Trang, khai số hàng hóa trên được chở từ Đà Nẵng đi Hà Nội, không có giấy tờ theo quy định của pháp luật.
Cùng ngày, vào khoảng 1h20p, trên Quốc lộ 1A, thuộc xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tổ tuần tra kiểm soát giao thông thuộc Trạm CSGT Quảng Xương (PC67 Công an tỉnh Thanh Hóa) tiến hành kiểm tra đối với xe ô tô tải BKS 60C-235.83.
Qua kiểm tra tổ công tác phát hiện trên xe vận chuyển 186 hàng hóa, các loại gồm: Quạt điện nhãn hiệu Toshiba, điều hòa không khí, nồi cơm điện...
Tại thời điểm kiểm tra lái xe đã không cung cấp các giấy tờ theo quy định của pháp luật, số hàng hóa trên đã qua sử dụng, do nước ngoài sản xuất.
Hiện, hai vụ việc đang được cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.