Thời gian gần đây, trên địa bàn xã Hòa Bắc (Hòa Vang - Đà Nẵng), xuất hiện nhiều khu du lịch sinh thái xây dựng trên đất nông nghiệp, chưa phù hợp với quy định của pháp luật.
Đất nông nghiệp, lâm nghiệp biến thành điểm du lịch trái phép
Ban Đô thị HĐND TP. Đà Nẵng vừa có văn bản gửi Thường trực HĐND, UBND huyện Hòa Vang thông báo kết luận giám sát chuyên đề do Ban chủ trì về tình hình quản lý đất nông nghiệp, lâm nghiệp thuộc địa bàn xã Hòa Bắc.
Theo văn bản này, trên địa bàn xã nông thôn miền núi Hòa Bắc, đã xảy ra tình trạng xây dựng công trình trái quy định trên đất nông nghiệp để hình thành các cơ sở dịch vụ du lịch trái phép; diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang ngày càng nhiều do sản xuất kém hiệu quả; hoạt động chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp chưa đúng đối tượng, chưa được kiểm soát chặt chẽ…
Qua giám sát thực tế của Ban Đô thị HĐND TP. Đà Nẵng và các cơ quan, đơn vị hữu quan thấy, trong thời gian qua, trên địa bàn xã Hòa Bắc xuất hiện một số mô hình phát triển du lịch sinh thái tự ý dựng các lều sạp, trang trí các tiểu cảnh trên đất nông nghiệp để phục vụ việc tổ chức sinh hoạt, vui chơi, trải nghiệm và có cả lưu trú. Thậm chí, một số nơi còn ngăn sông, chắn suối để làm du lịch.
Trong đó, Ban Đô thị HĐND TP Đà Nẵng “điểm tên” một số trường hợp như khu A Lăng Như (thôn Giàn Bí); khu Heart Organic Farm (thôn Phò Nam); khu Làng Coco (thôn Lộc Mỹ); khu Làng Mê (thôn Nam Yên); khu Yên Retreat (thôn Nam Yên)… Việc xây dựng các khu du lịch sinh thái này chưa phù hợp với các quy định pháp luật.
Đối với đất lâm nghiệp, qua giám sát, phát hiện một số khu vực chuyển đổi từ đất rừng sản xuất sang hình thức tự phát theo mô hình phát triển du lịch sinh thái, nằm dọc tuyến đường từ hai thôn Tà Lang, Giàn Bí đến đèo Mũi Trâu… chưa đúng quy định. Trong khi đó, diện tích đất rừng sản xuất của xã Hòa Bắc hiện có khoảng 240ha, chưa đáp ứng nhu cầu giao đất, giao rừng sản xuất cho nhân dân.
Hệ luỵ từ “du lịch ảo” kéo theo “bất động sản ảo” trên đất nông nghiệp
Công văn của Ban Đô thị HĐND TP. Đà Nẵng cũng lưu ý: Vừa qua, việc người nông dân thiếu thông tin về chủ trương, chính sách, hiểu sai quan điểm, chủ trương của Nghị quyết 82/NQ-HĐND dẫn đến có sự lợi dụng, biến tướng trong hoạt động kinh doanh bất động sản trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp; các đối tượng “cò đất” tung tin đồn không chính xác nhằm đẩy giá đất, trục lợi…, hô biến đất nông nghiệp, đất sản xuất của nông dân thành những “dự án ma” không có thật.
Trước tình hình này, Ban Đô thị HĐND TP. Đà Nẵng kiến nghị Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Hòa Vang; Đảng ủy, HĐND, UBND xã Hòa Bắc chấn chỉnh, xử lý, chấm dứt việc sử dụng đất không đúng mục đích, chấm dứt tình trạng xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để hình thành các cơ sở dịch vụ du lịch trái quy định.
Đồng thời, chỉ đạo rà soát, thống kê, đề xuất thực hiện thí điểm khai thác dịch vụ du lịch kết hợp phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hòa Vang, đặc biệt là tại xã Hoà Bắc, theo đúng Nghị quyết 82/NQ-HĐND của HĐND TP. Đà Nẵng.
Ngày 17/12 /2021, HĐND TP. Đà Nẵng ban hành Nghị quyết số 82/NQ-HĐND về việc thống nhất chủ trương thực hiện thí điểm khai thác dịch vụ du lịch kết hợp phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hòa Vang. Cụ thể, thời gian thực hiện thí điểm từ năm 2022-2025 với số lượng không quá 15 mô hình trên địa bàn huyện. Theo đó, các mô hình thí điểm phải có diện tích từ 3.000m2 trở lên đối với đất nông nghiệp (gồm đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hằng năm), đất nuôi trồng thủy sản; 10.000m2 trở lên đối với đất rừng sản xuất. Các dịch vụ du lịch được triển khai gồm: dịch vụ trải nghiệm, ăn uống, vui chơi, giải trí; không được cung cấp dịch vụ lưu trú. Việc thực hiện các mô hình thí điểm phải tuân theo nguyên tắc khai thác không gian, cảnh quan sinh thái vùng sản xuất nông, lâm, nuôi trồng thủy sản để gia tăng giá trị kinh tế, tạo sinh kế mới cho người dân nông thôn; đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cho đối tượng khách du lịch trong ngày, người dân đô thị và trải nghiệm thực tế cho học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, không thay đổi mục đích sử dụng đất, rừng; không thay đổi kết cấu và hiện trạng đất, rừng; không làm thoái hóa tính chất và môi trường đất nông nghiệp; không gây ô nhiễm nguồn nước, không thay đổi cơ cấu cây trồng; các hạng mục cơ sở vật chất được lắp dựng phải bằng vật liệu thô sơ, thân thiện với môi trường, không phá vỡ cảnh quang chung. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.