KTNT nhận được đơn phản ánh của bà Phạm Thị Tâm (phường Khánh Xuân, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) về việc Hạt Kiểm lâm Ea Kar đã thực hiện chế độ không đúng theo quy định với bản thân bà khi bà còn là công chức công tác tại Hạt.
Trong đơn phản ánh, bà Phạm Thị Tâm cho biết: Bà đã từng là công chức, phụ trách lĩnh vực kế toán tại Hạt Kiểm lâm huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. Nay bà đã nghỉ và không còn làm việc tại đây nữa. Tuy nhiên, khi còn làm việc, Hạt Kiểm lâm Ea Kar đã thực hiện một số việc không đúng với bà. Điều này khiến bà Tâm bị thiệt hại về tinh thần và vật chất.
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đắk Lắk có quyết định cho bà Tâm thôi việc ngày 21/12/2020 với lý do 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, điều đáng nói là bà Phạm Thị Tâm đã không được thanh toán tiền thu nhập tăng thêm năm 2019 và không được thanh toán tiền lương năm 2020. Bà Tâm đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại đến các đơn vị liên quan của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như tỉnh Đắk Lắk nhưng đến nay bà vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Còn theo Hạt Kiểm lâm Ea Kar việc bà Tâm 2 năm bà không hoàn thành nhiệm vụ cũng cần phải xem lại những vấn đề. Liệu thực tế có phải đúng như vậy?
Ngày 16/10/2018, ông Lê Văn Trọng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Ea Kar đã ký Quyết định số 26/QĐ-HKL về việc phân công công chức, trong đó có việc bà Phạm Thị Tâm thôi phụ trách bộ phận kế toán tại Hạt Kiểm lâm Ea Kar và yêu cầu bà Tâm bàn giao công việc, tài sản, trang thiết bị đang quản lý, sử dụng, thanh toán công nợ, hoàn thiện các hồ sơ liên quan của bộ phận kế toán năm 2018 cho ông Hoàng Anh Kiệt trước ngày 25/10/2018. Kể từ đó bà Tâm không có máy móc, thiết bị để làm việc. Bà cũng không được phân công nhiệm vụ cụ thể. Bà Tâm cho biết, năm 2018 bà không vi phạm gì và không có văn bản nào kỷ luật bà. Điều đó có nghĩa bà vẫn hoàn thành nhiệm vụ.
Năm 2019 Hạt Kiểm lâm Ea Kar xếp loại đánh giá công chức, bà Tâm lại tiếp tục xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Điều đáng nói là Hạt Kiểm lâm Ea Kar đã dựa vào bảng chấm công, lấy lý do là bà Tâm đã nghỉ 187,5 ngày làm việc trong năm 2019 (chiếm 71% số ngày làm việc cả năm) để kết luận không hoàn thành nhiệm vụ. Bảng chấm công này được dựa trên quy chế làm việc của Hạt Kiểm lâm Ea Kar. Tuy nhiên, quy chế làm việc Hạt Kiểm lâm Ea Kar được quyết định ban hành ngày 28/3/2018 lại không hề có nội dung nào đề cập đến việc chấm công của đơn vị này. Đó là điều bất thường. Đáng nói hơn nữa, trong Công văn số 2791/SNN-TCCB ngày 7/10/2019 “về việc xem xét, giải quyết chế độ tiền lương cho công chức Phạm Thị Tâm” do ông Nguyễn Hoài Dương – Giám đốc Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk đã ký, trong đó đã nêu rõ: “Theo kết luận của Hội đồng kỷ luật họp ngày 26/9/2019 thì do việc chấm công của Hạt Kiểm lâm Ea Kar thực hiện chưa đảm bảo quy định và chưa đúng theo quy chế dân chủ tại cơ quan nên kết quả chấm công chưa được xem là cơ sở, căn cứ pháp lý để áp dụng kiến nghị hình thức kỷ luật buộc thôi việc và trong quy chế chi tiêu nội bộ…”.
Vậy cái bảng chấm công chưa đảm bảo quy định và chưa đúng theo quy chế dân chủ mà ông giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk đã nói tại sao vẫn được làm thước đo để cho rằng bà Phạm Thị Tâm đã nghỉ đến 187,5 ngày trong năm 2019. Nếu Hạt Kiểm lâm Ea Kar vẫn cứ dựa vào cho bảng chấm công của hạt để kết luận việc không hoàn thành nhiệm vụ thì công văn của ông giám đốc sở NNPTNT là sai chăng? Cũng cần nói là dù theo bảng chấm công “chưa đúng quy định”, bà Tâm nghỉ đến 187,5 ngày làm việc trong 1 năm nhưng tại sao bà vẫn được trả lương. Với số ngày nghỉ như vậy bà Tâm sẽ bị buộc thôi việc chứ không chỉ là cảnh cáo.
Trong đơn phản ánh, bà Phạm Thị Tâm cho biết, bà là công chức được tuyển dụng đúng quy định. Vì vậy khi bà đã nghỉ việc cũng phải thực hiện đầy đủ các chế độ hợp pháp. Bà cho rằng việc Hạt Kiểm Lâm Ea Kar không trả thu nhập tăng thêm cho bà năm 2019 là không đúng quy định. Năm 2020 bà vẫn là công chức nhưng do không được giao nhiệm vụ gì nên bà có muốn làm cũng không được chứ bà không hề bỏ việc nên việc trả lương cho bà vẫn phải được thực hiện. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, Hạt Kiểm lâm Ea Kar cần xử lý dứt điểm sự việc để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Bà Tâm cho biết, bà đã làm đơn gửi các cơ quan trung ương về việc này. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin sự việc…!
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.