Hiện trạng khai thác rừng trái phép tại một số địa phương thuộc huyện M’Drắk (Đắk Lắk) đã đến mức báo động. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, ngành chức năng vẫn chưa tìm ra giải pháp ngăn chặn dứt điểm.Theo nhiều nhà chức trách tại huyện M’Drắk, bọn lâm tặc ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi trong việc xâm hại rừng khiến nhiệm vụ của ngành chức năng ngày càng vất vả. Tại thôn 10 (xã EaM’Doal), hàng chục hecta rừng bị triệt hạ phục vụ nhu cầu lấy đất làm rẫy và lâm tặc khai thác gỗ trái phép. Dọc Tỉnh lộ 13 (ĐT 693) từ trung tâm huyện M’Drắk vào xã EaM’doal, chúng tôi nhận thấy nhiều khoảng rừng bị “vắt kiệt”. Không ít những cánh rừng chênh vênh trên sườn núi chỉ còn trơ lại đất, đá... Được biết, xã EaM’Doal có khá nhiều diện tích rừng phòng hộ. Tuy nhiên, việc lâm tặc khai thác gỗ lậu và người dân phá rừng bừa bãi vẫn diễn ra thường ngày.
Ngoài việc lâm tặc khai thác gỗ lậu và người dân phá rừng lấy đất làm nương rẫy, tình trạng nhiều “đại gia” trong nghề cây cảnh đến vùng cao nguyên M’Drắk “đặt hàng” mua các loại cây quý như lộc vừng, sung, sanh... tạo nên làn sóng người dân đổ xô đến các vùng ven những con sông, suối để “đào tận gốc, trốc tận rễ” các loại cây...
Theo lực lượng kiểm lâm huyện M’Đrắk, rừng phòng hộ của xã EaM’doal hiện còn 16.000ha. Thời gian gần đây, do lâm tặc xâm hại nên con số này suy giảm đáng kể. Ngoài việc xâm hại của lâm tặc thì việc xây dựng các công trình thủy điện cũng làm giảm khá lớn diện tích rừng phòng hộ. Theo thống kê, huyện M’Đrắk có tới 10 công trình thủy điện, cũng đồng nghĩa với việc hàng ngàn hecta rừng “không cánh mà bay”.
Chưa có thống kê đầy đủ nhưng tại thôn 7, xã EaMdoal có tới hàng chục hecta đất vườn của nông dân bị vùi lấp. Đất canh tác của người dân bị thu hẹp qua từng mùa mưa. Phá rừng là tác nhân gây lũ lụt khủng khiếp. Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá, nhưng đang bị tàn phá nghiêm trọng. Các ngành chức năng của tỉnh Đắk Lắk cần có giải pháp mạnh chấm dứt hiện tượng trên.
Hướng Xuân Hưởng
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.