13 cây gỗ lớn có đường kính từ 80cm đến hơn 1m bị đốn hạ tại tiểu khu 701 do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk) quản lý.
Quá trình điều tra, tổ công tác của Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt quả tang 4 đối tượng gồm Ai Khê (35 tuổi), Ai Thí Huốc Pianh (36 tuổi), Ai Hùng (21 tuổi) và Ai Hà (22 tuổi) đều trú ở xã Cư Elang, huyện Ea Kar đang điều khiển 2 xe máy cày chở gỗ ra khỏi cửa rừng thuộc địa phận xã Cư Elang. Cả bốn đối tượng khai nhận đã rủ nhau đưa 2 xe máy cày độ chế và cưa lốc lên rừng cắt số gỗ trên về bán lấy tiền tiêu xài.
Đối tượng Ai Hà ở buôn Vân Kiều, xã Cư Ea Lang, khai nhận: Lúc đi, em mang 2 xe cày, 1 máy cưa. Bốn anh em rủ nhau lên rừng lấy củi, nhưng do củi không có nên vào đây hạ cây gỗ rừng, hạ được 7 cây chất đầy 2 xe đang trên đường về thì bị bắt.
Còn theo đối tượng Ai Hùng, ở buôn Vân Kiều, xã Cư Ea Lang, sáng hôm đó, bốn anh em cùng đi, cắt được 7 cây, khi về thì bị lực lượng chức năng bắt. “Do gia đình không có đất, không có việc làm nên đã vào rừng cắt gỗ về để mua gạo, em biết em sai rồi”, Ai Hùng nói.
Qua kiểm đếm, số gỗ trên 2 xe máy cày gần 6m3 gỗ các loại: cầy, lành ngạnh, tạp, bằng lăng và được 4 đối tượng khai thác tại tiểu khu 704 ở xã Cư Bông, huyện Ea Kar thuộc lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar quản lý.
Sau khi đưa 4 đối tượng vào chỉ điểm để khám nghiệm hiện trường, tổ công tác còn phát hiện có một nhóm lâm tặc đang chặt hạ cây rừng tại tiểu khu này. Thấy có người, nhóm này đã nhanh chóng tẩu thoát, bỏ lại hiện trường 1 máy cưa lốc và ngổn ngang cây rừng bị chặt hạ. Qua đo đếm, có trên 40m3 gỗ các loại thuộc nhóm V đến nhóm VIII đã bị các đối tượng cưa hạ…
Trước đó, ngày 8/4, lực lượng chức năng phát hiện vụ phá rừng quy mô lớn tại tiểu khu 701 do công ty nói trên quản lý. Tại hiện trường, tổ công tác phát hiện có 13 cây gỗ lớn có đường kính từ 80cm đến hơn 1m bị đốn hạ. Số gỗ này chủ yếu là gỗ xương gà, gỗ ké, gỗ xoay thuộc nhóm V đến nhóm VIII. Phần lớn các cây gỗ đã bị lâm tặc xẻ hộp vận chuyển ra ngoài. Số còn lại chúng vừa đốn hạ còn chảy nhựa, chưa kịp cưa xẻ thì bị cơ quan công an phát hiện.
Điều đáng nói là các đối tượng lâm tặc đã ngang nhiên mở nhiều đường vào sâu trong rừng và khai thác gỗ trong một thời gian dài mà chủ rừng vẫn không hề hay biết. Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar trong những năm qua liên tục để mất rừng, nhiều vụ phá rừng quy mô lớn đã xảy ra trên lâm phần do công ty quản lý. Nhưng đến nay chủ rừng này vẫn chưa hề chịu một hình thức xử lý nghiêm minh nào./.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.