Đó là câu chuyện đang xảy ra ở phố núi Buôn Mê Thuột, khi một người phụ nữ đã dùng nhiều giấy tờ chứng minh tài sản để mượn tiền nhiều người, sau đó tẩu tán tài sản rồi mất tích khỏi nơi cư trú.
Cụ thể ngày 16/01/2020 bà Nguyễn Thị Thu Thanh (Tp. Buôn Ma Thuột) có vay nợ của ông Phan Đình Huy (Tp. Buôn Ma Thuột) với số tiền 3.800.000.000 đồng (Ba tỷ tám trăm triệu đồng) dưới sự làm chứng của Văn phòng Công chứng Đại An. Sau đó vào ngày 30/07/2020 bà Thanh lại tiếp tục vay của ông Huy số tiền 2.230.000.000 đồng (Hai tỷ hai trăm ba mươi triệu đồng), trước đó 3 ngày bà Thanh có đưa giấy tờ nhà số 112/14 Y Ngông cho ông Huy giữ làm tin. Thế nhưng, sau đó xin giấy tờ lại với lý do để bán cho người khác lấy tiền trả nợ. Mãi sau này, khi gặp những bị hại khác, ông Huy mới vỡ lỡ rằng ngôi nhà trên bà Thanh đã đem bán và khất nợ cho rất nhiều người, với những hình thức lừa đảo khác nhau.
Đến ngày 29/09/2020 bà Thanh có cung cấp cho ông Huy một giấy vay tiền giữa Nguyễn Thị Kim Liên và Nguyễn Thị Thu Thanh với số tiền 6.175.000.000 đồng (Sáu tỷ một trăm bảy mươi lăm triệu đồng). Đến ngày 07/10/2020 bà Thanh đã ủy quyền cho ông Huy thu hồi nợ từ bà Liên để trừ nợ. Cho đến ngày 7/4/2021 khi liên hệ và gặp được bà Liên, ông Huy mới vỡ lỡ ra giấy vay nợ này là giả, giả từ chữ ký đến dấu vân tay, mà ngược lại bà Liên này mới là chủ nợ của bà Thanh với số tiền hàng tỷ đồng.
Ngày 19/10/2020 bà Thanh có cung cấp cho ông Huy giấy chứng nhận QSDĐ của bà Phạm Thị Nhung số: BB645452 để mượn thêm tiền nhưng vì nợ cũ còn đó nên ông Huy không cho. Cũng từ đó, bà Thanh liên tục chây ì trả nợ. Càng bất ngờ hơn, đến ngày 7/4/2021, ông Huy nhận được thông tin bà Thanh cùng với bố mẹ ruột và chồng đã đi khỏi địa phương, nhà đóng trái cửa không cách nào liên lạc được, một số tải sản khác cũng đã bị gia đình này bán tháo trước khi bỏ đi. Tổng số tiền hơn sáu tỷ đồng của ông Huy cũng biến mất theo người phụ nữ bí ẩn này.
Một trường hợp khác, là bà Nguyễn Thị Kim Liên cũng bị bà Thanh dùng thủ đoạn tương tự để vay nợ rồi bỏ trốn. Cụ thể vào ngày 31/8/2020 bà Thanh có ký kết Hợp đồng chuyển nhượng đất và nhà trên đất của căn nhà số 112/14 Y Ngông, căn nhà mà trước đó vài tháng bà Thanh đã dùng để làm tin lừa mượn tiền từ ông Phan Đình Huy. Sau khi ký kết Hợp đồng bà Liên đã đưa tiền mặt cho bà Thanh đủ hai tỷ đồng, nhưng chưa nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất với lý do bà Thanh đưa ra là đất chưa làm xong thủ tục để ra bìa. Cũng cùng ngày bà Liên có ký Hợp đồng cho bà Thanh vay thêm ba tỷ đồng, có tiến hành công chứng tại Văn phòng công chứng Đăk Lăk, số 121- 123 Y Jut, Tp Buôn Ma Thuột.
Vào ngày 04/09/2020 bà Liên lại tiếp tục ký Hợp đồng cho bà Thanh vay thêm một tỷ hai trăm bảy mươi triệu đồng, có tiến hành công chứng tại Văn phòng công chứng Đăk Lăk, số 121- 123 Y Jut, Tp Buôn Ma Thuột. Cũng sau đó, bà Thanh liên tục dùng những hoá đơn chứng từ khác để khất nợ, đỉnh điểm, đến ngày 5/4/2021 bà Thanh có đưa giấy tờ hồ sơ ngân hàng Kiên Long của bố mẹ mình cho bà Liên, nhờ bà Liên chuyển cho mình ba trăm năm mươi triệu đồng để xoá thế chấp, làm thủ tục vay lại để trả tiền cho bà Liên. Sau khi bà Liên chuyển số tiền đó cho bà Thanh, vẫn không thấy bà Thanh vay ngân hàng để trả nợ cho mình. 2 ngày sau, bà Thanh cùng với gia đình đã bỏ đi khỏi nơi cư trú, mất tích và không liên lạc được. Cũng trong ngày 7/4/2021, bà Liên nhận được cuộc gọi từ ông Phan Đình Huy thông báo rằng bà Liên có nợ của bà Thanh hơn sáu tỷ đồng, và uỷ quyền cho ông Huy thu hộ. Về sau khi ông Huy và bà Liên gặp nhau, mới vỡ lỡ ra cả hai đều là nạn nhân của chiêu trò vay mượn đầy kỹ xảo, lợi dụng lòng tin người quen của bà Thanh.
Trước những sự việc trên, các bị hại đã nộp đơn đến các cơ quan chức năng có liên quan để kêu cứu. Thế nhưng, cho đến nay bà Thanh vẫn mất tích không thấy ngày về, một số lượng tài sản của bà cũng đã tẩu tán, thậm chí căn nhà bà từng lưu trú cũng không phải là tài sản liên quan đến bà, các bị hại phải mòn mỏi chờ đợi ngày mình được nhận lại tiền. Bà Thanh đã đi đâu, tại sao các cơ quan chức năng chưa đưa ra các biện pháp truy tìm kịp thời trước những dấu hiệu phạm tội quá rõ ràng của bà Thanh. Sự chậm trễ có thể sẽ là cơ hội để kẻ gian kịp có thời gian tẩu thoát. Rất mong sự vào cuộc nhanh chóng của các cơ quan chức năng có liên quan, để những nạn nhân của người phụ nữ kia không phát sinh thêm nữa, cũng như những người bị hại được lấy lại tài sản của mình.
Kinh tế Nông thôn sẽ tiếp tục thông tin về đề tài này trong những số tiếp theo.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.