Mặc dù báo chí đã “điểm mặt, đặt tên”, tìm hiểu thủ đoạn mà Công ty TNHH Vận tải Việt Thanh lách luật để trốn thuế, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng đã có công văn chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải và Công an tỉnh vào cuộc kiểm tra, xử lý, thế nhưng, nhà xe này vẫn ngang nhiên hoạt động. Dư luận đặt câu hỏi, ai đang bao che cho nhà xe Việt Thanh làm ăn phi pháp?
>> Bất chấp chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk Lắk, xe Việt Thanh vẫn ngang nhiên hoạt động
>> Đắk Lắk: Cam kết xử lý dứt điểm những vi phạm của nhà xe Việt Thanh
>> Vấn nạn “xe dù - bến cóc” ở Đắk Lắk: Doanh nghiệp kêu cứu Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
>> Đắk Lắk: Nạn xe dù hoành hành, cơ quan chức năng ở đâu?
>> “Xe dù” lộng hành ở TP. Buôn Ma Thuột
>> Nhà xe Việt Thanh trốn thuế: Cần xử lý nghiêm
>> Công điện chấn chỉnh tình trạng "xe dù, bến cóc"
“Xe dù, bến cóc” bóp chết doanh nghiệp vận tải công cộng
Hơn 3 năm nay, từ khi Công ty TNHH Vận tải Việt Thanh (có trụ sở tại 12 Mạc Đĩnh Chi, thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar, Đắk Lắk) chạy tuyến Ea Kar - Buôn Ma Thuột với nhiều chiêu trò lách luật, trốn thuế, phóng nhanh, vượt ẩu tranh giành khách, hoạt động theo kiểu “xe dù”, “bến cóc”… đã đẩy nhiều doanh nghiệp hoạt động hợp pháp chạy cùng tuyến vào tình thế khó khăn. Trước thực trạng này, nhiều đơn vị, doanh nghiệp, trong đó có Hợp tác xã (HTX) Quyết Thắng đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị đến Chính phủ, UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị kiểm tra, xử lý.
HTX Quyết Thắng (trụ sở chính đặt tại Km49, Quốc lộ 26, xã Ea Kly, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) được UBND huyện Krông Pắk cấp giấy phép hoạt động từ năm 2000, theo các hình thức xe buýt, xe chạy tuyến cố định, trên tuyến Quốc lộ 26 từ huyện Ma Đ’răk đi TP.Buôn Ma Thuột. Đây là đơn vị tiên phong trong việc xã hội hóa giao thông bằng xe buýt tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng và cả nước nói chung. Hiện, đơn vị này đang tạo công ăn việc làm cho hơn 300 cán bộ, công nhân viên, đóng góp hàng tỷ đồng mỗi năm vào ngân sách nhà nước và làm tốt công tác xã hội - từ thiện, nhân đạo của địa phương.
Xe Việt Thanh ngang nhiên đón trả khách ngay giữa đường tại khu vực xã Ea Phê, huyện Krông Pắk.
Ông Nguyễn Thành Đức, Giám đốc HTX Quyết Thắng, bức xúc: “Nếu như họ hoạt động hợp pháp, đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước thì không có lý do gì chúng tôi phải viết đơn kiến nghị. Thế nhưng đằng này, họ hoạt động trái phép, không đóng thuế, không xây dựng bến bãi, nhà chờ, vậy mà vẫn hoạt động ngang nhiên. Chỉ mong cơ quan chức năng vào cuộc xử lý nghiêm vấn nạn này để những doanh nghiệp hoạt động hợp pháp như chúng tôi yên tâm làm ăn”.
Cũng theo ông Đức, từ khi xuất hiện nhà xe Việt Thanh, doanh nghiệp này bị giảm doanh thu khoảng 40% do lượng khách đi xe buýt bị xe này chặn đầu, sà vào bãi chờ xe bus của HTX để chèo kéo khách. Thậm chí, tài xế và phụ xe Việt Thanh còn gây gổ, đe dọa nhân viên HTX nếu không để hành khách lên xe họ. Doanh thu sụt giảm đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của hàng trăm công nhân viên HTX.
Công an và ngành Giao thông cùng vào cuộc
Trước sức ép của dư luận, mới đây, tại buổi họp báo định kỳ của UBND tỉnh Đắk Lắk, sau khi nghe nhiều ý kiến phản hồi, với những bằng chứng cụ thể phản ánh nhà xe Việt Thanh hoạt động theo kiểu “xe dù, bến cóc”, ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải (GTVT) và Công an tỉnh phối hợp xử lý dứt điểm những vi phạm của nhà xe Việt Thanh, báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 15/4/2016.
Trước đó, tại Công văn 2334/UBND-CN ngày 1/4/2016, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo Sở GTVT và Công an tỉnh về việc xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng xe ô tô nói chung và đối với các xe có chữ Việt Thanh nói riêng.
Mới đây, ngày 13/4/2016, UBND tỉnh Đắk Lắk lại tiếp tục có Công văn số 2657/UBND-CN gửi Sở GTVT và Công an tỉnh về việc xử lý, chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng xe ô tô không đúng quy định, trong đó yêu cầu Giám đốc Sở GTVT, Giám đốc Công an tỉnh sớm triển khai thực hiện báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày 20/4/2016.
Nhà xe Việt Thanh vẫn gắn phù hiệu taxi đón khách dù đã bị lực lượng chức năng thu hồi?!
Mặc dù UBND tỉnh Đắk Lắk đã liên tiếp chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý, thế nhưng, nhà xe Việt Thanh vẫn cố tình không chấp hành và hoạt động vi phạm như bình thường. Dư luận đang đặt câu hỏi, liệu có một thế lực nào đứng sau “chống lưng” cho công ty này coi thường pháp luật. Bởi Sở GTVT, cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động vận tải mới chỉ đưa ra các báo cáo tường trình vụ việc chứ chưa thấy nhắc đến việc xử lý vi phạm của đơn vị này. Theo thống kê mới nhất của Thanh tra Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk, hiện nhà xe Việt Thanh có 18 xe loại 16, 24 chỗ và 4 xe loại 9 chỗ ngồi. Nhà xe này thường xuyên tranh giành khách ở các điểm đón trả khách của xe buýt và hoạt động theo kiểu “xe dù, bến cóc”, gây nhiều khó khăn và thiệt hại đến doanh thu của HTX Quyết Thắng.
Còn theo Công văn số 375/SGTVT-TTr của Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk thì đến cuối tháng 3/2016, nhà xe này đã bị HTX Ea Kar thu hồi phù hiệu chạy tuyến cố định đối với 4 xe xin nhập vào HTX. Bên cạnh đó, loại xe 9 chỗ của nhà xe này xin đăng ký kinh doanh tại Công ty Taxi Tây Nguyên, dưới hình thức xe taxi (loại xe 9 chỗ ngồi) cũng đã bị đơn vị này ngưng đăng ký kinh doanh từ tháng 2/2016. Dù đã bị ngưng đăng ký kinh doanh nhưng những chiếc xe của nhà xe Việt Thanh vẫn ngang nhiên hoạt động và dừng đón trả khách bất kể nơi đâu.
Trả lời báo chí về việc nhà xe Việt Thanh nhiều năm vi phạm quy định vận tải, ông Đỗ Bình Chính, Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk cũng chỉ cho biết nguyên nhân do lực lượng mỏng và thiếu phương tiện nên chưa thể xử lý dứt điểm. Trong khi đó, để thu thuế cho nhà nước, Chi cục Thuế huyện Ea Kar đã nhiều lần yêu cầu Công ty TNHH Vận tải Việt Thanh phải kê khai và đóng thuế đầy đủ. Thế nhưng, phía công ty này chỉ đóng thuế môn bài cho 4 xe đăng ký HTX, còn hàng chục xe khác thì vẫn chây ỳ, không chịu kê khai, trốn thuế. Ông Huỳnh Kim Cao, Phó chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Ea Kar, cho biết: “Từ tháng 12/2015 đến nay, Công ty TNHH Vận tải Việt Thanh không làm kê khai cho cơ quan thuế. Chúng tôi đã chuyển hồ sơ lên cho Cục Thuế tỉnh để báo cáo”.
Cũng theo Chi cục Thuế huyện Ea Kar, nếu tính từ năm 2013 đến nay thì Công ty TNHH Vận tải Việt Thanh đã trốn thuế hàng trăm triệu đồng.
Không chỉ lúng túng trong việc xử lý nạn “xe dù, bến cóc” nói chung và nhà xe Việt Thanh hoạt động chui, coi thường pháp luật nói riêng, Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk còn không hợp tác cung cấp thông tin số liệu cho Chi cục Thuế huyện Ea Kar khi cơ quan thuế muốn tìm hiểu về Công ty TNHH Vận tải Việt Thanh để xác định việc nợ thuế của doanh nghiệp này. Dư luận chờ kết quả xử lý dứt điểm việc nhà xe Việt Thanh hoạt động trốn thuế, vi phạm các quy định vận tải từ phía các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk có đúng như lời hứa?!
Thành Nhân
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.