Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 8 tháng 4 năm 2022 | 9:1

Đắk Lắk: Tuyên án cán bộ quản lý bảo vệ rừng nhận hối lộ từ lâm tặc

TAND huyện Ea Kar (Đắk Lắk) vừa xét xử sơ thẩm và đã tuyên án đối với 40 bị cáo liên quan trong vụ án phá rừng xảy ra tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, huyện Ea Kar.

Theo đó, bị cáo Hoàng Công Ý (48 tuổi, nguyên Trạm trưởng trạm quản lý bảo vệ (QLBV) rừng số 3, thuộc Khu BTTN Ea Sô) bị tuyên phạt 7 năm 6 tháng tù; Vương Thế Cao (41 tuổi, nguyên trạm Phó trạm QLBV rừng số 5, thuộc Khu BTTN Ea Sô) 7 năm tù; Hoàng Công Nhật (44 tuổi, trú H.Ea Kar) 5 năm 3 tháng tù, cùng về tội “nhận hối lộ”.
 
Bị cáo Lê Mô Y Cum (tên thường gọi Ma Khanh, 38 tuổi, trú xã Ea Ly, huyện Sông Hinh, Phú Yên) bị tuyên phạt 7 năm 3 tháng tù về tội “vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”, và 2 năm 9 tháng tù về tội “đưa hối lộ”, tổng hình phạt là 10 năm tù.
 
20220408_052135.jpg
Các bị cáo tại phiên xét xử.

Có 34 bị cáo (cùng ngụ Phú Yên) bị tuyên phạt từ 2 năm 10 tháng tù đến 8 năm 6 tháng tù về các tội “đưa hối lộ” và tội “vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”. Hai bị cáo còn lại là Huỳnh Ngọc Lòng và Nguyễn Xuân Ban (cùng ngụ Phú Yên) lần lượt bị tuyên phạt từ 1 năm 6 tháng đến 1 năm 8 tháng cải tạo không giam giữ cùng về tội “vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”.

Theo cáo trạng, vào tháng 9/2020, Lê Mô Y Cum rủ một số người cùng quê vào Khu BTTN Ea Sô (Đắk Lắk) giáp ranh với huyện Sông Hinh, cắt gỗ căm xe đưa về xẻ bán lấy tiền thì tất cả đồng ý.
 
Trước đó, Lê Mô Y Cum quen biết Hoàng Công Ý (lúc này là Trưởng trạm QLBV rừng số 3 Khu BTTN Ea Sô) nên gọi điện thoại xin Ý vào khai thác gỗ ở Khu BTTN Ea Sô và được Ý đồng ý. Lê Mô Y Cum và Ý thống nhất mỗi người vào khai thác gỗ phải chung chi cho Ý 700.000 đồng. Sau đó, Ý hướng dẫn Lê Mô Y Cum đường vào tiểu khu 618, 622 để không bị phát hiện.
 
Tiếp đó, Ý gọi điện thoại cho Vương Thế Cao (đang là Phó trạm QLBV rừng số 5 Khu BTTN Ea Sô, được giao quản lý tiểu khu 618, 622) đề nghị tạo điều kiện cho nhóm Lê Mô Y Cum vào “làm gỗ” và được Cao đồng ý.
 
Trong khoảng thời gian từ đầu tháng 10 đến tháng 11/2020, nhóm của Lê Mô Y Cum vào tiểu khu 618, 622 Khu BTTN Ea Sô khai thác tổng khối lượng quy tròn hơn 25 m3 gỗ căm xe (thuộc nhóm II), trị giá hơn 175 triệu đồng.
 
Sau đó, Ý nhận từ Lê Mô Y Cum 35 triệu đồng thông qua Hoàng Công Nhật (em trai Ý). Nhật là người đi nhận tiền dùm cho Ý và được Ý cùng Lê Mô Y Cum cho tổng cộng 9 triệu đồng. Những lần đi nhận tiền, Nhật đều biết rõ đây là tiền Lê Mô Y Cum đưa hối lộ cho Ý để được vào Khu BTTN Ea Sô khai thác gỗ trái phép nhưng vẫn đồng ý nhận giúp. Sau khi nhận được tiền từ Lê Mô Y Cum, Ý đã đưa cho Vương Thế Cao tổng cộng 4 triệu đồng.
 
Tại phiên xét xử các bị cáo đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình, từ các tình tiết và hồ sơ có trong vụ án, lời khai của bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, HĐXX đã tuyên phạt đối với các bị cáo với bản án như trên.
 
 
 
Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top