Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 7 tháng 11 năm 2016 | 5:15

Đắk Lắk: Xe dù, bến cóc “bóp chết” doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng

Theo ông Phạm Văn Mạnh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải - ô tô Đắk Lắk, từ tháng 5/2016 đến nay, tình hình kinh doanh vận tải của 5/6 doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe bus trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng trước sự lộng hành của đội xe hoạt động theo kiểu xe dù, bến cóc, tranh giành trái phép khách đi xe bus.

Làm việc với chúng tôi về đơn kiến nghị UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các cơ quan ban ngành cần tăng cường kiểm tra xử lý nghiêm tình trạng xe dù bến cóc, ông Phạm Văn Mạnh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải - ô tô Đắk Lắk, cho biết: Liên minh các doanh nghiệp vận tải bằng xe bus trên địa bàn tỉnh  gồm có Công ty CP xe khách Đắk Lắk, Công ty CP vận tải ô tô, HTX vận tải hàng hóa và hành khách Cư Mil, HTX vận tải Quyết Thắng, Công ty CP vận tải Buôn Hồ. Từ nhiều tháng nay, hoạt động kinh doanh vận tải hành khách công cộng của các doanh nghiệp, HTX này gặp khó khăn vì tình trạng xe dù, bến cóc diễn biến rất phức tạp. Điều đáng nói, những xe này dùng nhiều chiêu trò lách luật để hoạt động và ngang nhiên vào trạm của các tuyến xe bus cố định để bắt khách. 

Điểm dừng của xe bus là nơi cướp khách lí tưởng của xe dù bến cóc

Theo thống kê, vào tháng 5/2016, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có  92 xe, đến tháng 10 tăng lên hơn 140 xe.

Ông Mạnh cho biết, nếu các xe dù, bến cóc lộng hành như hiện nay thì sớm muộn các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe bus sẽ phá sản. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại của người dân trong tỉnh…

Để xác minh vấn đề các doanh nghiệp vận tải bằng xe bus bị các nhà xe hoạt động theo kiểu xe dù, bến cóc cướp khách, chúng tôi đã làm việc với ông Đỗ Bình Chính, Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk. Ông Chính thừa nhận thực trạng như các doanh nghiệp vận tải bằng xe bus phản ánh và chỉ cần ra đường quan sát thì thấy ngay thôi. Thế nhưng, theo ông Chính, việc xử lý dứt điểm vấn nạn này là một vấn đề nan giải (?!).

Xe Việt Thanh vừa được cấp giấy phép hoạt động đã trở lại hoạt động theo kiểu xe dù bến cóc

Trong khi các cơ quan chức năng dường như “bó tay” trước sự bành trướng của xe dù, bến cóc thì các doanh nghiệp chân chính, đóng thuế đầy đủ cho ngân sách nhà nước và phục vụ tốt cho việc đi lại cho người dân ở tỉnh Đắk Lắk đang ngày một lao đao và có nguy cơ phá sản. Điển hình là HTX vận tải Quyết Thắng, đơn vị được cấp phép hoạt động vận tải bằng xe bus từ TP. Buôn Ma Thuột đến huyện M’Đrắk từ năm 2005. Trong hơn 10 năm hoạt động, đơn vị có nhiều bước phát triển vượt bậc, có bộ máy điều hành đúng theo quy định của ngành GTVT, phương tiện được sửa chữa, mua sắm ngày một hiện đại hơn, nhân viên được quản lý và giáo dục tốt hơn nên hạn chế việc xảy ra tai nạn khi tham gia giao thông.

Xe của HTX Quyết Thắng nằm tại bãi, không hoạt động do bị xe dù bến cóc cướp khách

Với nỗ lực này, hàng năm, HTX vận tải Quyết Thắng đã được nhiều cấp khen thưởng và nhiều năm liền đạt giải thưởng “Vô lăng vàng” của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia. Thế nhưng, từ cuối năm 2015 đến nay, đơn vị này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vấn nạn xe dù bến cóc. Hiện nay, HTX này có 50 phương tiện xe bus, thế nhưng chỉ chạy được 21 xe, còn 29 xe phải nằm không vì không có khách. Điều này khiến HTX đối mặt với nhiều khó khăn, có nguy cơ dẫn đến phá sản, và hơn 300 cán bộ, công nhân viên của HTX sẽ không biết đi đâu về đâu.

Từ năm 2005, thực hiện chủ trương xã hội hóa vận tải hành khách công cộng bằng xe bus trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đến nay, toàn tỉnh đã có 6 doanh nghiệp được thành lập, đi vào hoạt động bài bản và đem lại hiệu quả thiết thực. Loại hình vận tải xe bus đã có mặt trên tất cả các tuyến đường chính, đến các xã vùng sâu, vùng xa, thậm chí đến tận những xã biên giới của tỉnh; bước đầu đã mang lại nhiều tiện lợi, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân bằng loại hình vận tải công cộng, tiện lợi và văn minh. Do đó, đứng trước khó khăn mà các doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải bằng xe bus gặp phải bởi sự lộng hành của các doanh nghiệp hoạt động theo kiểu xe dù, bến cóc như nhà xe Việt Thanh, Nhật Giang, doanh nghiệp vận tải Lâm Nguyên… thì thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần quan tâm và có biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, xử lý dứt điểm vấn nạn này để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các doanh nghiệp và người dân.

P.V

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top