Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 17 tháng 9 năm 2020 | 15:0

Đắk Nia “khoác” lên mình diện mạo mới

Đắk Nia là một trong 3 xã của TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông) triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).

Với tinh thần đoàn kết vượt khó, địa phương đã về đích NTM, bộ mặt nông thôn khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

 

t29.jpg
Người dân xã Đắk Nia được thụ hưởng thành quả xây dựng nông thông mới.

 

Hạ tầng khang trang

Nằm ở địa bàn trung tâm, nhưng Đắk Nia được biết đến là xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo cao, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện. Vì vậy, năm 2011, khi bắt tay xây dựng NTM, xã chỉ đạt 4/19 tiêu chí.

Sau 10 năm, về thăm Đắk Nia vào thời điểm này, mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi, dấu ấn dễ nhận ra đó là hệ thống cơ sở hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm,… ngày càng hoàn thiện hơn. Đường giao thông liên xã được nhựa hóa hoàn toàn, đường liên thôn, bon cứng hóa chiếm 97%, đường ngõ, xóm lầy lội vào mùa mưa chỉ còn 10%.

Ông Trần Quang Đông ở bon Sê Rê Ú phấn khởi cho biết: “Trước năm 2010, nhiều khu vực trên địa bàn xã, cơ sở tầng sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân. Còn bây giờ thì khác rồi, đường sá từ trung tâm xã về đến các thôn, bon đều được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Có được kết quả đó là nhờ có nguồn lực đầu tư của Nhà nước cũng như sự đóng góp của sức dân”.

Tương tự, nhờ về đích NTM, người dân thôn Nghĩa Hòa cũng được thụ hưởng khá nhiều lợi ích. Được sử dụng điện trực tiếp từ lưới điện quốc gia là một trong số đó. Nguồn điện ổn định đã phục vụ tốt hơn nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân cũng như chấm dứt tình trạng phải sử dụng điện tự kéo trước đây.

Xóa đói, giảm nghèo

Song song với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trong quá trình xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền xã Đắk Nia  còn coi trọng công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Với lợi thế về đất đai, khí hậu, xã khuyến khích người dân đưa các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được thị trường ưa chuộng vào canh tác, đặc biệt là cây ăn trái.

Đồng thời, việc giúp các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, chuyển giao khoa học kỹ thuật bằng hình thức cầm tay chỉ việc được thực hiện một cách tỷ mỉ, cẩn thận.Kết quả là, so với năm 2010, thu nhập bình quân tăng từ 19,75 triệu đồng/người lên 39 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 19,5% xuống còn 1,5%.

“Trước năm 2010, gia đình tôi  rất khó khăn, luôn ở trong hoàn cảnh thiếu trước túng sau. Tuy nhiên, kể từ khi được nhà nước cho vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, cộng với được hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, nên thu nhập từ 5ha cà phê ngày càng tăng, mỗi năm trừ chi phí cũng dư ra gần 300 triệu đồng. Năm 2018, gia đình xây dựng được một ngôi nhà trị giá gần 1 tỷ đồng, qua đó góp phần cùng địa phương hoàn thành tiêu chí nhà ở trong xây dựng NTM”, ông K’Krai ở bon N’Jiêng vui vẻ nói.

Ông Nguyễn Thái Ban, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Nia, cho biết: Đầu tháng 4/2019, xã được Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông ký quyết định công nhận đạt chuẩn NTM. Để đạt được kết quả trên, nhất là khi thực hiện các tiêu chí khó, xã đã lồng ghép, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của nhiều chương trình, dự án. Đặc biệt, nguồn lực từ phía nhân dân cũng đóng góp đáng kể giúp địa phương từng bước vượt qua khó khăn.

Đối với hệ thống cơ sở hạ tầng, nhờ triển khai tốt phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nên chất lượng các công trình đều đảm bảo khi đưa vào sử dụng. Các công trình này đã gián tiếp tác động tích cực đến việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trên địa bàn.

 

 

Trần Luật
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top