Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 8 tháng 4 năm 2020 | 7:21

Đắk Nông: Hàng chục hộ dân bức xúc trước việc làm của Công ty Nam Nung

Không chỉ sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài, Công ty Nam Nung còn để xảy ra nhiều khuất tất trong quản lý, sử dụng đất, có dấu hiệu xâm phạm quyền lợi hợp pháp của hàng trăm hộ dân liên kết thực hiện dự án trồng cao su trên địa bàn huyện Krông Nô.

Theo người dân địa phương, trước đây, nhiều người đã góp diện tích đất của mình vào Công ty TNHH MTV Nam Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông (gọi tắt là Công ty Nam Nung - tiền thân là Lâm trường Nam Nung) là doanh nghiệp vốn nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Đắk Nông để kết hợp trồng và phát triển cao su tiểu điền. Cụ thể, năm 2002, có 98 hộ dân ở hai bon Đắk Prí, Yôk Ju đưa 196,2 ha đất rẫy cũ tại tiểu khu 1289 vào liên kết trồng cao su với Lâm trường Nam Nung.
134untitled.jpg
Hợp đồng liên kết trồng cao su giữa các hộ dân với Lâm trường Nam Nung

Bản danh sách các hộ dân đưa đất liên kết trồng cao su có chữ ký của 98 hộ, xác nhận chứng thực, đóng dấu của ông Y Tư, Phó chủ tịch UBND xã Nam Nung và ông Vũ Minh Khôi, Giám đốc Lâm trường Nam Nung. Theo người dân, chủ trương là vậy nhưng trong quá trình triển khai, Lâm trường Nam Nung không thực hiện theo đúng tinh thần cam kết. Công ty Nam Nung đã có nhiều dấu hiệu sai phạm trong việc ăn chia sản lượng mủ với người dân với số tiền lên đến hàng tỉ đồng. Bên cạnh đó, không hiểu tại sao tỉnh Đắk Nông lại cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bao gồm cả đất của người dân đồng bào góp vào để làm cao su tiểu điền cho công ty này (?!).

Ông Y Đen, nguyên Chủ tịch UBND xã Nam Nung cho hay: “Xã Nam Nung, nay là các xã Nâm N’Đir và Nâm Nung. Biết đất này của đồng bào, nhưng không hiểu vì sau đó, cơ quan có thẩm quyền làm sổ đổ cho công ty, làm mất dấu vết nguồn gốc của đất; khi làm sổ đỏ thì cũng không họp dân, không thông báo cho dân. Trong khi đó, tiền mủ cao su công ty không thanh toán rõ ràng. Các cấp chính quyền thì không giải quyết dứt khoát, năm này qua năm khác, đến nay đã 12 năm nay rồi. Tôi đề nghị các cấp cần giải quyết dứt điểm cho người đồng bào”.
1345untitled.jpg
Công ty Nam Nung có nhiều dấu hiệu sai phạm trong việc ăn chia sản lượng mủ với người dân với số tiền lên đến hàng tỉ đồng

Ông Lê Đức Cường, Chủ tịch UBND xã Nâm N’Đir, huyện Krông Nô cho biết: “Vụ tranh chấp này kéo dài cho đến nay hơn chục năm rồi. Nguyên nhân thứ nhất là theo hợp đồng, phần diện tích 46 ha chưa được triển khai. Nguyên nhân thứ 2 là cũng chưa triển khai tổ cộng tác viên giám sát nên dẫn đến việc ăn chia khai thác lượng mủ không rõ ràng nên người dân bức xúc”.

Xã Nam Nung vốn là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Đắk Nông trong kháng chiến. Hầu hết hộ dân đồng bào M’Nông ở đây đều có công với cách mạng. Vì vậy, thiết nghĩ tỉnh Đắk Nông cần khẩn trương giải quyết dứt điểm vụ việc, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho bà con. Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm minh những cá nhân, tổ chức nào để xảy ra sai phạm như việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thu chi tiền từ việc mua bán mủ cao su.
Quốc Hùng - Thành Nhân
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top