Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 29 tháng 12 năm 2018 | 9:50

Đắk Nông: Xét xử 5 đối tượng trộn hỗn hợp pin vào hồ tiêu gây xôn xao

Ngày 28/12, TAND tỉnh Đắk Nông đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án trộn hỗn hợp than pin vào hồ tiêu để kiếm lời, gây xôn xao dư luận, ảnh hưởng đến ngành cà phê cũng như hồ tiêu Việt Nam thời gian qua.

Các đối tượng bị đưa ra xét xử gồm: Phan Thị Dung (56 tuổi, ngụ thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, Bình Phước - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại Thảo Dung), Nguyễn Thị Thanh Loan (43 tuổi, ngụ xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông), Nguyễn Xuân Bảo (33 tuổi, ngụ xã Đạo Nghĩa, huyện Đắk R’lấp), Lê Thị Hồng Thơ (38 tuổi - Giám đốc Công ty TNHH MTV Tịnh Thơ Đắk Nông) và Trần Ngưỡng (tên gọi khác Trần Văn Tuấn, 42 tuổi, cùng ngụ xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, Đắk Nông). Các đối tượng bị TAND tỉnh Đắk Nông đưa ra xét xử về về tội “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm”.
 
2-1.jpg
3-1.jpg
Các bị cáo tại phiên xét xử

 

Theo cáo trạng, vào năm 2003, thông qua việc kinh doanh mua bán hạt tiêu, Phan Thị Dung quen biết với Lê Thị Hồng Thơ. Dung đã nhờ Thơ mua tạp chất giống hạt tiêu để trộn vào bán kiếm lời. Sau đó, Thơ đã đặt hàng cho Loan và Bảo. Để có tạp chất giống với hạt tiêu, Loan và Bảo đã mua pin về đập lấy phần than rồi nhuộm với tạp chất, rồi Ngưỡng chở hỗn hợp pin giao cho bà Dung.
 
Đến ngày 15/4/2018, Dung biết được tạp chất mua của Loan và Bảo có trộn bột pin Con Ó bị Cơ quan điều tra Công an Đắk Nông phát hiện. Lúc này, trong kho của Dung còn có 9,8 tấn tạp chất mới nhập từ Loan và Bảo về. Sợ bị phát hiện xử lý, Dung gọi người đem 9,8 tấn tạp chất này chở ra rẫy cao su trộn với lân, vôi và phân heo ủ làm phân bón để tẩu tán. Ngoài ra, tại kho còn có khoảng 4 tấn hạt tiêu đã trộn với tạp chất, Dung cho trộn thêm vào khoảng 5 tấn hạt tiêu để bán cho Công ty CP Phalco Việt Nam. Tuy nhiên, ngày 22/4/2018, Công an tỉnh Đắk Nông đã tạm giữ tại kho hàng của Dung, cả 9 tấn hạt tiêu trộn tạp chất nói trên.
5-1.jpg
Bột pin trộn vào hồ tiêu để kiếm lời gây xôn xao dư luận trong thời gian qua

Tại kết luận giám định ngày 26/4/2018 của Viện khoa học hình sự - Bộ Công an, trong mẫu tiêu hạt gửi giám định có thành phần chính là tiêu hạt, hàm lượng 81,66%; ngoài ra có tìm thấy các tạp chất gồm: vụn vỏ cà phê, vụn đá, bột pin (có thành phần: mangan đioxít, kẽm clorua, amoni clorua) với hàm lượng tổng tạp chất là 18,34%.

Tại phiên tòa xét xử, các đối tượng đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình và mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên, căn cứ vào mức độ vi phạm của các bị cáo, gây dư luận xấu cho ngành cà phê cũng như hồ tiêu Việt Nam. HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Xuân Bảo 8 năm tù giam, Nguyễn Thị Thanh Loan 7 năm 6 tháng tù giam. Các bị cáo Phan Thị Dung, Lê Thị Hồng Thơ và Trần Ngưỡng mỗi bị cáo bị xử phạt 7 năm tù giam./.
Quốc Hùng - Hàn Như
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top