Công trình kè chống sạt lở Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu ở xã Đắk Ru (Đắk R’lấp, Đắk Nông) dù chưa nghiệm thu, bàn giao nhưng đã xuất hiện nhiều vết nứt.
Có mặt thực tế tại công trình, PV nhận thấy, công trình bờ kè cao khoảng 13-15m so với mặt đất, các vết nứt xuất hiện liên tiếp và đan xen nhau.
“Mục đích của bờ kè là chống sạt lở, bảo vệ công trình trường học, nhưng nhìn vào các vết nứt đó chúng tôi rất hoang mang, lo lắng. Nếu từ các khe hở, nước thẩm thấu vào nền đất dẫn đến bờ kè bị sập, sạt lở thì hậu quả sẽ khó lường,” bà Nguyễn Thị Th., một phụ huynh có con học tại Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu lo lắng nói.
Quan sát công trình, PV nhận thấy có nhiều vết nứt cũ đã được xử lý một cách sơ sài bằng phương án láng vữa xi măng. Với cách xử lý "đặc biệt" đó, đường nứt vẫn lộ rất rõ trên bề mặt.
Theo tìm hiểu của PV, việc xử lý vết nứt bằng phương án láng vữa xi măng được Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Đắk R’lấp (chủ đầu tư) chỉ đạo bằng văn bản cho đơn vị thi công thực hiện.
Trao đổi qua điện thoại, ông Vy Thanh Quang, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Đắk R’lấp, cho biết: Để xác định nguyên nhân xuất hiện các vết nứt, chủ đầu tư đã yêu cầu các đơn vị liên quan tổ chức quan trắc hiện tượng sụt lún, nứt võng mái kè bê tông cốt thép. Khi nào xác định được nguyên nhân thì mới có hướng xử lý “sự cố” cũng như xác định được trách nhiệm của các đơn vị liên quan.
Được biết, công trình kè chống sạt lở Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu có giá trị dự toán xây dựng 5,2 tỷ đồng, Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Đắk R’lấp làm đại diện chủ đầu tư, Công ty TNHH MTV TM & XD Hoàng Dũng là đơn vị trúng thầu.
Liên quan đến vấn đề xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, vào tháng 6/2020, Tạp chí Kinh tế nông thôn đã phán ánh Công trình nâng cấp, sửa chữa cải tạo nhà đa năng, nhà hiệu bộ, kè chắn đất, tường rào Trường THPT Quang Trung, huyện Đắk Mil có tổng mức đầu tư hơn 3 tỉ đồng, trong lúc chờ nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng thì công trình đã bị sụt lún, sụp đổ, gây thiệt hại lớn...
Quá trình thanh tra sau đó đã xác định, trong quá trình thực hiện dự án, các đơn vị tham gia tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, quản lý dự án, thi công dự án đã có nhiều sai phạm. Các đơn vị liên quan này đều bị UBND huyện Đắk Mil xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
Để tránh lặp lại sự cố, đề nghị Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông phối hợp cùng chủ đầu tư vào cuộc kiểm tra tổng thể về dự án kè chống sạt lở Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu. Đồng thời làm rõ phương án xử lý vết nứt bằng láng vữa xi măng của chủ đầu tư có đúng với các tiêu chuẩn xây dựng hay không?
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.