Những ngày qua, người dân thôn Hải Cát 1, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) rất bức xúc trước tình trạng nhiều tàu và xà lan rầm rộ đến khai thác cát trên sông Hương, đoạn qua địa bàn thôn.
Mặc dù UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành văn bản cấm không được khai thác cát về đêm, thế nhưng hiện vẫn có nhiều tàu, thuyền ngang nhiên đến sông Hương đoạn qua thôn Hải Cát 1 để hút trộm cát. Theo phản ánh của người dân, việc nhiều tàu đến đây hút cát đã xảy ra hơn 2 tháng nay. Bà con ở đây ai cũng bức xúc, khi phản ứng thì bị những người hút cát dọa nạt, dùng đất đá xua đuổi.
Dẫn chúng tôi ra khu vực các tàu đang hút cát, ông Tống Văn Tăng (66 tuổi), nhà sát mép sông, cho biết: “Khổ lắm chú ơi, đêm mô họ cũng hút cát, từ 21 giờ là có khoảng 5-6 chiếc tới đây rồi. Các tàu hút đến 4-5 giờ sáng thì về, mỗi chiếc thuyền có thể hút được vài chục khối cát mỗi đêm, ngoài ra còn có 3 xà lan thường xuyên đến khu vực này lấy cát. Tiếng máy nổ réo từ đêm đến sáng khiến chúng tôi không thể ngủ được.
“Nguy hiểm hơn, khai thác cát còn gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và sạt lở bờ sông ngày càng nghiêm trọng”, ông Tăng lo lắng.
Việc các tàu hút cát trộm tại thôn Hải Cát 1 đã được người dân phản ánh lên chính quyền địa phương, thế nhưng sự việc vẫn chưa có chuyển biến.
Theo quy định của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, tàu thuyền không được khai thác cát về đêm; chỉ được khai thác, vận chuyển cát từ 6 giờ đến 17 giờ. Tỉnh cũng cấm các phương tiện công suất lớn hơn 24 CV và sà lan vận chuyển cát, sỏi lưu thông trên sông Hương; các phương tiện công suất nhỏ hơn hoặc bằng 24CV chỉ được lưu thông từ 6 giờ đến 17 giờ. |
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Quý, Chủ tịch UBND xã Hương Thọ, cũng rất bức xúc: Hiện nay có 2 xà lan và tầm 2-3 tàu hút cát từ nơi khác đến hút trộm cát trên sông Hương đoạn qua thôn Hải Cát 1. Chúng khai thác rầm rộ đoạn khu vực gần điện Hòn Chén, thời gian hoạt động thường vào đêm khuya đến gần sáng thì nghỉ. Mỗi đêm như vậy, có tàu hút được 30m3 cát và có thể làm được 2 chuyến”.
“Vấn đề này, qua các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân phản ứng rất nhiều. Trong thời gian qua, xã cũng đã phối hợp với các lực lượng chức năng xử lý việc khai thác cát sạn tại đây. Tuy nhiên, việc ngăn chặn còn gặp nhiều khó khăn, do “cát tặc” hoạt động ngày càng tinh vi, thường bố trí người cảnh giới trên bờ báo cho nhau để trốn chạy nếu phát hiện lực lượng chức năng. Chúng tôi mong các ban ngành chức năng cùng phối hợp với địa phương giải quyết dứt điểm tình trạng này”, ông Quý nói.
Việt Văn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.